Học tập đạo đức HCM

Những cánh đồng bạc tỷ trên vùng sa mạc cát

Thứ hai - 20/06/2016 10:29

Những cánh đồng bạc tỷ trên vùng sa mạc cát

Từ xa xưa, dân thổ cư sống ven biển Hà Tĩnh cứ phải gồng mình chống chọi với sa mạc cát. Ở đó, không nhà cửa, không cây cối, không ruộng đồng, cuộc sống hoang sơ bốn mùa đầy gió và cát. Mãi cho tới thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21, "Cuộc cách mạng" xây dựng nông thôn mới được lan truyền, cả vùng cát bạc ven biển Hà Tĩnh nhanh chóng trở thành những cánh đồng rau, củ, quả bạt ngàn, đưa lại cuộc sống ấm no cho người dân.

 

Cánh đồng măng tây của Dự án "Xây dựng mô hình rau, củ, quả trên \
đất cát hoang hóa bạc màu ven biển Hà Tĩnh".

Kỳ tích những làng rau ngoại trên cát

Vào ngày nghỉ cuối tuần, giữa cái nắng miền trung như thiêu đốt, trên chiếc xe bán tải, chúng tôi cùng Tổng Giám đốc Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh Dương Tất Thắng xuống thăm vùng rau, củ, quả trên dải cát bạc thuộc sáu xã ven biển của huyện Thạch Hà. Tổng Giám đốc Thắng khoe: "Nhà báo biết đấy, nắng nóng ở miền trung kéo dài cả tháng nay, nhiệt độ trung bình trên dưới 40 độ C, nhiều diện tích cây trồng nông nghiệp "chết đứng, chết ngồi", nhưng ngược lại toàn bộ cánh đồng rau, củ, quả của công ty không hề bỏ mất một cây nào". Tôi tâm đắc lời của anh, nếu quả thế thật đáng bái phục.

Vừa lái xe, Tổng Giám đốc Dương Tất Thắng vừa nói: "Nhảy" vào lĩnh vực nông nghiệp mới biết tiềm năng nông nghiệp thật đa dạng, phong phú. Nếu khéo liên doanh, liên kết với nông dân, đôi bên cùng có lợi thì đây quả là nơi hốt bạc tỷ đối với doanh nghiệp. Hà Tĩnh còn có hàng nghìn ha đất cát hoang hóa ngàn đời nay chưa được tận dụng khai phá.

Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh cũng đã đề ra: Phải biến vùng cát ven biển trở thành vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, Hà Tĩnh ngoài nuôi trồng các loài thủy, hải sản là trồng rau, củ, quả phục vụ tiêu dùng trong nước, đồng thời hướng tới xuất khẩu ra các nước trong khu vực.

Xe dừng. Vừa bước xuống, cô bạn đồng nghiệp cùng đi phải thốt lên: "Rau xanh bạt ngàn chân trời". Chúng tôi đã đến với những cánh đồng trồng măng tây, củ cải, cải thảo, dưa lưới, cà rốt, cà chua, mướp đắng, hành lá... Tất cả đều được quy hoạch mỗi vùng, mỗi giống trên những cánh đồng mẫu lớn. Mọi máy móc, thiết bị, các hệ thống giao thông, điện, nước tưới phun, nước tưới nhỏ giọt, công trình phụ trợ đều được trang bị quy mô hiện đại trên các cánh đồng mẫu lớn công nghệ cao. Vì thế sản phẩm sản xuất đều đạt tiêu chuẩn Việt GAP. Tôi hỏi, các loại giống và công nghệ này được nhập từ đâu? Tổng Giám đốc Thắng trả lời: Nguồn giống được chuyển giao từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, I-xra-en, Thái-lan, Mỹ, Hà Lan, Ấn Độ..., trong đó có một số giống chất lượng cao được chuyển giao từ trong nước. Còn công nghệ sản xuất là tổng hợp từ các nước I-xra-en, Trung Quốc, bởi khí hậu của các nước nói trên hoàn toàn thích ứng với khí hậu, thổ nhưỡng vùng cát biển và gió lào ở ta. Tranh thủ lúc "sếp" nghe điện thoại, tôi hỏi công nhân Nguyễn Thị Hồng đang lao động trên cánh đồng măng tây. Hồng cho biết: "Quê em ở gần đây, nhưng hơn tháng nay em không thể về thăm bố mẹ được, bởi mùa nắng nóng này ai nấy đều phải bám vườn, bám cây, chăm sóc. Mọi chế độ đều được công ty chi trả đầy đủ, kịp thời từ lương, thưởng đến các chế độ bảo hiểm... Mỗi tháng thu nhập đạt từ năm triệu đồng, mọi sinh hoạt ăn uống, nghỉ ngơi công ty lo chu tất".

"Hái" tiền tỷ trên cát

Trưởng ban Nông nghiệp Tổng công ty Thân Văn Quế cho biết, dự án phát triển rau, củ, quả trên cát được triển khai từ tháng 10-2013 tại xóm Tân Văn, Thạch Văn, Thạch Hà.

Bước đầu khảo nghiệm trên diện tích 12 ha xem như "đánh bạc" với trời. Nhưng sau quá trình thử nghiệm, 32 loại sản phẩm phát triển không thua kém gì Phúc Kiến (Trung Quốc), hay I-xra-en, Hàn Quốc... Và cũng từ đó, diện tích ngày một nâng dần lên, đến nay đạt hơn 200 ha, trong đó Tổng công ty trực tiếp sản xuất, quản lý 100 ha, còn 100 ha là liên kết với 15 tổ HTX thuộc sáu huyện, thị xã trong tỉnh, gồm: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Nghi Xuân, Đức Thọ, Vũ Quang và thị xã Hồng Lĩnh.

Về hiệu quả kinh tế, theo Tổng Giám đốc Thắng, mỗi năm sản xuất được từ ba đến bốn vụ, tùy theo chủng loại cây, năng suất bình quân đạt từ 20 đến 40 tấn/ha/vụ như củ cải 25 - 30 tấn/ha/vụ; cải thảo 30 - 35 tấn/ha/vụ, cà chua 35 - 40 tấn/ha/vụ... Doanh thu trên mỗi ha đạt từ 100 đến 300 triệu đồng/vụ. Đặc biệt, măng tây cho doanh thu từ 500 đến 600 triệu đồng/ha/vụ (đạt từ hai đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm) và sẽ là cây phát triển chủ lực.
 

Trưởng ban Thân Văn Quế cũng cho biết, thị trường tiêu thụ chủ yếu trên các kênh siêu thị, chợ đầu mối từ Quảng Bình ra Hà Nội. Còn xuất khẩu, công ty có các đối tác Nhật Bản như Công ty Tokai Tsukemon Co.ltd, Công ty TNHH I.B.C đã ký biên bản ghi nhớ xuất khẩu rau sạch lâu dài cho 100 ha. Trước mắt, trong năm 2015 sẽ có năm ha trồng dưa bao tử làm dưa muối theo đơn đặt hàng từ Nhật Bản.

Ngoài thị trường Nhật, Công ty Thailoeifarm của Thái-lan chuyên về nông sản cũng đã ký hợp đồng nguyên tắc với Tổng công ty về tiêu thụ sản phẩm nhằm cung cấp cho thị trường Thái-lan và Lào.

Theo Anh Bình/nhandan.com.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập351
  • Hôm nay54,088
  • Tháng hiện tại759,201
  • Tổng lượt truy cập90,822,594
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây