Không ngừng tăng
Với những chính sách hỗ trợ của tỉnh về phát triển thủy sản, người nuôi tôm đang dần giảm bớt hình thức nuôi quảng canh thiếu bền vững sang nuôi thâm canh. Đặc biệt, nuôi tôm vụ đông ngày càng phát huy lợi thế, được mở rộng diện tích qua các năm. Nuôi tôm vụ đông được "lấn sân" ngay trên những vùng cát hoang sơ, tạo hướng làm giàu cho các xã vùng biển. Ông Nguyễn Công Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Hà Tĩnh cho biết, tính đến nay diện tích nuôi tôm vụ đông năm 2015 toàn tỉnh 150 ha, tăng 60 ha so năm 2014. Lượng giống thả 150 triệu con, sản lượng ước tính 1.500 tấn. Năng suất trung bình 7 - 10 tấn/ha. Sau khi thu hoạch vụ tôm xuân - hè, ngành nông nghiệp khuyến khích các chủ đầm nuôi tiếp tục đầu tư thả tôm vụ đông. Do TTCT nuôi nhanh thu hoạch nên được nuôi nhiều trong vụ này.
Các tỉnh đang chuẩn bị thả nuôi tôm vụ thu - đông - Ảnh: Vũ Mưa
Cũng theo ông Hoàng, thời tiết năm nay cơ bản thuận lợi cho nuôi vụ đông do số ngày nắng nhiều, lượng mưa ít hơn nhiều năm, trong khi Hà Tĩnh có diện tích nuôi tôm trên cát khá lớn phù hợp cho nuôi tôm vụ đông. Hơn nữa, nuôi vụ đông có giá bán cao hơn so với nuôi chính vụ, giá bán cao gấp 1,2 - 1,5 lần vụ chính (có thời điểm gấp 2 lần vụ chính). Nuôi vụ đông thường tập trung ở các cơ sở nuôi trên cát, hình thức nuôi thâm canh. Qua thời gian thực hiện, đến nay đã có nhiều mô hình, hợp tác xã thực hiện thành công, như Hợp tác xã Diêm Hải (xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà), Hợp tác xã Cẩm Dương (huyện Cẩm Xuyên)… Các cơ sở, chủ hộ nuôi tôm thẻ vụ đông phải đảm bảo đủ điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, vốn, kỹ thuật… phù hợp nuôi thâm canh, quản lý chặt chẽ không để tôm thoát ra môi trường xung quanh. Chọn nguồn giống chất lượng cao, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi với các bước nghiêm ngặt. Nuôi vụ đông cơ bản giống như nuôi vụ 1, 2. Tuy nhiên cần lưu ý duy trì mật độ nuôi nên vừa phải (60 - 80 con/m2), phải thường xuyên có nước tại hồ chứa lắng để cấp bổ sung khi cần.
Tiếp tục phát triển
Chi cục Nuôi trồng Thủy sản khuyến cáo, người nuôi nên phát triển diện tích nuôi tôm vụ đông ở những địa bàn có điều kiện mở rộng, đảm bảo đủ điều kiện kỹ thuật.
Cần tuân thủ thời vụ thả nuôi, đồng thời, tiếp tục xây dựng các mô hình nuôi vụ đông; đánh giá khách quan, toàn diện các mô hình nuôi vụ này, từ việc tổng kết, sẽ khuyến cáo nhân rộng diện tích cho phù hợp. Nghiên cứu, ứng dụng triển khai các mô hình nuôi vụ đông như nuôi trong nhà, có mái che, xây dựng đề án, quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong đó có nuôi tôm trong nhà kín quy mô đến năm 2020 khoảng 50 ha.
Chi cục giao các đơn vị liên quan nghiên cứu đánh giá cơ sở khoa học và xây dựng quy trình nuôi tôm vụ đông phù hợp các tỉnh miền Bắc. Chi cục kiến nghị Tổng cục Thủy sản tăng cường hỗ trợ, chuyển giao các mô hình nuôi vụ đông có hiệu quả như các mô hình nuôi trong nhà kín, thực hiện các biện pháp giảm dao động nhiệt cho tôm nuôi. UBND tỉnh cần xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi nhằm thu hút đầu tư, chỉ đạo sản xuất và kiểm soát dịch bệnh, khơi thông nguồn vốn vay tín dụng để người nuôi tiếp cận vốn.
>> Nuôi tôm vụ thu đông còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác, trong đó về mặt kỹ thuật phải đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình nuôi để xử lý kịp thời khi thời tiết xấu ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của tôm. Nuôi tôm vụ thu - đông được đầu tư bài bản theo hình thức thâm canh và bán thâm canh mới phát huy hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã