Với địa hình 100% đồi núi, người dân Sơn Mai bao đời nay quen với việc bám núi, bám đồi. Từ hàng chục năm trước, người dân đã biết khai khẩn đồi trọc, trồng lên những cây cam đầu tiên.
Từ chỗ rải rác, các sườn đồi bắt đầu được phủ kín cam bù, cam chanh. Lứa cam này thoái hoá lại cải tạo thêm đất trồng lứa cam khác. Cứ thế, trên những đỉnh đồi, trong thung sâu vùng Đông Hồng, Thanh Mai đã hình thành “vựa” cam bù của cả huyện, cả tỉnh.
Cam bù vốn là đặc sản nổi tiếng từ xa xưa của vùng đất Hương Sơn. Tại Sơn Mai, cây cam đã biết chắt lọc hương đất, tình người, hội tụ vào cây, vào hoa tạo nên những quả cam ngọt thanh đậm đà và thơm lừng hương núi.
Vào mỗi dịp Tết đến, những vườn cam mọng đỏ màu mặt trời trở thành điểm đến của tiểu thương tứ xứ. Theo chân họ cam đến với mọi miền đất nước và được yêu thích bởi hương vị độc đáo.
Cam bù là đặc sản của Hương Sơn nên cũng vô hình trung mang những đặc trưng của tính cách người Hà Tĩnh.
Thưởng thức cam bù phải là người tinh tế và kiên nhẫn bởi thứ đầu tiên mà loại cam này đến với vị giác của người ăn chính là vị chua. Chỉ đến khi những tép cam tan ra tràn đầy khoang miệng thì vị ngọt đậm đà cùng hương thơm đặc trưng mới đến.
Người thưởng thức sành sỏi cho rằng, cam bù hơi “gàn” khi ngay đầu tiên đã "gây sốc" bằng vị chua khiến nhiều không mấy thiện cảm nhưng đi qua cảm nhận ban đầu ấy, khi hương thơm và vị ngọt đậm đà của cam thấm quyện thì tình yêu ấy mới thật sâu đậm và bền bỉ.
Người có kinh nghiệm ăn cam còn tiết lộ, cam dù chín nhưng nếu chưa "bồng vỏ" (tức là vỏ cam chưa phồng lên tách ra khói múi cam) thì cũng chưa đi hết độ ngon vốn có của cam bù.
Bởi thế, phải đến đầu Chạp, khi quả cam đã đủ thời gian ươm nắng, ươm gió, ươm nồng hương đất và bắt đầu chuyển màu chín rồi chuyển mình tách vỏ khỏi thân múi thì người dân mới bắt đầu thu hoạch. Và, nhiều người ở phương xa lại tìm về Sơn Mai để tìm mua cam bù như thể đang tìm về một hương vị truyền thống của văn hoá Việt.
Cây cam bù đang trong giai đoạn phát triển rực rỡ trên đất Sơn Mai. Mặc dù diện tích không nhiều bằng cây cam chanh nhưng hiệu quả kinh tế thì vượt trội. Hiện nay, toàn xã có 60 ha cam bù đang cho thu hoạch. Dự kiến năm nay, sản lượng toàn xã đạt 500 tấn với doanh thu khoảng 15 tỷ đồng. Ông Trần Thanh Nga – Bí thư Đảng uỷ xã Sơn Mai |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố