Việc Quỹ Hỗ trợ nông dân ra đời, nhất là trong điều kiện sản xuất nông nghiệp khó khăn như hiện nay, có ý nghĩa thiết thực. Một mặt, quỹ tạo vốn hỗ trợ hội viên dưới hình thức cho vay trợ giúp có hoàn trả (có hạn mức, có kỳ hạn) không thu lãi mà chỉ thu phí. Mặt khác, quỹ trở thành cầu nối cho các tổ chức trong nước và quốc tế, các nhà tài trợ, các nhà khoa học, các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp có cơ hội tiếp cận sản phẩm hàng hóa nông sản thông qua vốn đầu tư trực tiếp cho nông dân. Ðể tránh thất thoát nguồn vốn, yêu cầu đặt ra với công tác quản lý Quỹ Hỗ trợ nông dân hiện nay là không được sử dụng nguồn vốn hoạt động để thực hiện các mục đích kinh doanh tiền tệ, đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản, đầu tư tài chính và các hoạt động kinh doanh khác.
Vấn đề đặt ra là phải có cơ chế quản lý quỹ một cách hiệu quả, minh bạch, vừa tạo sự thông thoáng, để nông dân dễ tiếp cận, vừa tránh tình trạng hình thức sử dụng quỹ không đúng mục đích, quỹ là của nông dân, song không là chủ thể, mà người vay lại là các đối tượng không phải nông dân, hoạt động phi nông nghiệp. Chỉ có như vậy, các sản phẩm nông nghiệp mới thật sự được bảo trợ và hưởng lợi từ hoạt động của quỹ, đời sống khó khăn của người nông dân mới có cơ hội được cải thiện tốt hơn từ những chính sách đúng đắn của Nhà nước.
Theo nhandan.org.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã