![]() |
Đầu tư tín dụng cho khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn sẽ được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. |
Theo ông Nguyễn Viết Mạnh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng NHNN: NHNN sẽ tích cực nghiên cứu và triển khai các gói sản phẩm tín dụng mới. Tuy nhiên, việc triển khai được “gói sản phẩm” tín dụng nông nghiệp cần có thời gian với các quy định chi tiết. Để có chính sách tín dụng hiệu quả phải có quy hoạch từng nhóm ngành, từng vùng sản xuất cụ thể; có sự liên kết từ đầu vào tới đầu ra, khi đó tín dụng sẽ bền vững, thậm chí không cần thế chấp ngân hàng vẫn có thể cho vay. Tín dụng cũng sẽ hướng tới thực hiện các chủ trương về mô hình sản xuất lớn, liên kết dồn điền đổi thửa, cánh đồng mẫu lớn…
Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TPHCM, cho biết tín dụng nông nghiệp, nông thôn tại TPHCM trong năm 2014 sẽ tập trung vào nông nghiệp áp dụng công nghệ cao và chế biến trong lĩnh vực nông nghiệp để nâng cao chất lượng hàng hóa, tính cạnh tranh của sản phẩm.
Dự kiến, dư nợ tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ tăng 70%-85% so với năm 2013, tương đương với mức vốn khoảng 35.000-37.000 tỷ đồng so với mức 20.000 tỷ đồng năm 2013. Hiện lãi suất cho vay đối với tín dụng nông nghiệp là không quá 9%/năm và NHNN đang khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất trong thời gian tới xuống 7-8%/năm ngắn hạn và 8-9%/năm trung và dài hạn.
Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2014 mới đây, Chính phủ đã yêu cầu NHNN xem xét khả năng điều chỉnh giảm thêm mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát; phối hợp với Bộ NNPTNT, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng chương trình cho vay thí điểm phục vụ cho phát triển nông nghiệp, trong đó ưu tiên các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp, các mô hình sản xuất áp dụng khoa học và công nghệ cao, các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu.
Về việc đưa ra gói tín dụng cho tam nông, TS. Cao Sỹ Kiêm, Nguyên Thống đốc NHNN, đánh giá: Đây là hướng đi cần thiết cần có cơ chế cho vay theo chuỗi sản xuất đáp ứng được yêu cầu vay, đáp ứng được cả nhu cầu thu hồi vốn của ngân hàng. Tránh được hiện tượng cho vay mạnh mún, rải rác theo các khâu chế biến, xuất khẩu. Việc nâng cao hiệu quả tín dụng sẽ tránh được rủi ro mang tính thời vụ.
Anh Minh
Nguồn baodientu.chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố