Lãnh đạo Sở LĐTBXH đã báo cáo sơ bộ kết quả 2 năm triển khai đề án, trong đó nêu rõ, đề án đã điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được các huyện, thị xã, thành phố. Kết quả điều tra có 127.251 người có nhu cầu được đào tạo nghề, chiếm 22% tổng số lao động ở khu vực nông thôn. Năm 2010, đề án cũng đã lựa chọn 2 mô hình thí điểm dạy nghề cho lao động nông thôn bao gồm mô hình dạy nghề nuôi ong ở Mỹ Lộc (Can Lộc), mô hình dạy nghề mây tre xuất khẩu đã ở Thạch Văn (Thạch Hà) và Mỹ Lộc…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện trao bằng khen cho các tập thể có thành tích trong quá trình triển khai đề án |
Năm 2011, các cơ sở dạy nghề phối hợp với UBND các xã và học viên xây dựng nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu quả. Ngoài ra, đề án còn tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề công lập với tổng kinh phí hỗ trợ cho các trung tâm dạy nghề và các trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn là 57 tỷ đồng. Qua 2 năm thực hiện đã xây dựng 60 chương trình và hơn 90 giáo trình trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề cho lao động nông thôn.
Trong 2 năm, đề án tổ chức 366 lớp dạy nghề cho 10.858 học viên gồm các nhóm ngành nghề như nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Ngoài ra, đề án còn lồng ghép các chương trình dự án khác để hỗ trợ lao dộng nông thôn học nghề, trong đó Dự án IMPP mở 87 lớp đào tạo nghề cho 2.776 học viên; Dự án CB-TREE và Dự án Mỏ sắt Thạch Khê tổ chức đào tạo nghề cho 16 lớp đào tạo nghề 508 học viên. Tổng kinh phí hỗ trợ cho người lao động trong 2 năm là 26.7 tỷ đồng.
Kế hoạch 2012, Ban Chỉ đạo đề án đề ra một số nhiệm vụ chính như: xây dựng, kiện toàn các trung tâm dự nghề, hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên thuộc huyện; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; hỗ trợ lao động nông thôn học nghề; xây dựng và nhân rộng các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn...
Đa phần các ý kiến tại hội nghị đều cho rằng, cần có chính sách hỗ trợ sau đào tạo, chương trình việc làm; ưu tiên cho các học viên đã học nghề được vay vốn với lãi suất thấp; có chính sách phù hợp cho đội ngũ cán bộ tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật; tăng cường kinh phí Dự án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và Dự án Đổi mới và phát triển dạy nghề để Hà Tĩnh; hỗ trợ tiền ăn cho đối tượng…
Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thiện đánh giá cao những kết quả đạt được trong quá trình triển khai đề án. Triển khai nhiệm vụ 2012, Phó Chủ tịch cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, rà soát lại các trường, trung tâm đào tạo nghề; gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng thiết bị và đội ngũ giáo viên dạy nghề; soát xét, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế chính sách trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn cho phù hợp với thực tế...
Theo baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã