Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ bò giống - mô hình tạo sinh kế giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững

Thứ hai - 12/05/2025 10:51
Việc lựa chọn hỗ trợ bò giống là một trong những giải pháp tạo sinh kế có tính bền vững cao trong chương trình giảm nghèo đã và đang được nhiều địa phương tại Hà Tĩnh thực hiện triển khai hiệu quả, giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn có thêm thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

Xã Phú Gia, là một trong những xã miền núi khó khăn của huyện Hương Khê. Nhưng hiện nay khi đến đây chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đổi  thay rõ nét trong đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Một trong những yếu tố góp phần quan trọng trong việc hoàn thành các tiêu chí của địa phương đó là chú trọng xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.

Gia đình ông Lê Khắc Minh, thôn Phú Bình là một trong những hộ nghèo trên địa bàn xã Phú Gia được xét hỗ trợ bò cái sinh sản thuộc Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo năm 2024 do Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Hương Khê, Chính quyền địa phương xã Phú Gia  triển khai.
 
hinh 1ong minh cham soc bo

Ông Lê Khắc Minh đang chăm sóc bò cái sinh sản được hỗ trợ từ Dự án Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo của tỉnh triển khai.
Tháng 10 năm 2024, gia đình ông Minh được hỗ trợ 6 triệu đồng để mua bò giống sinh sản. Ông Minh đã vay thêm 6 triệu đồng để mua một con bê giá 12 triệu đồng. Từ khi có bê để nuôi, ông Minh đã tích cực chăm sóc, phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ chăn nuôi thú y xã. Sau gần một năm được chăm sóc tốt, bê con trưởng thành, đã được phối giống và đang có chữa, khoảng hơn một tháng nữa sẽ sinh bê con. Từ khi chăn nuôi bò, ông đã tận dụng đất vườn bỏ hoang để trồng ngô, trồng cỏ làm thức ăn cho bò, chăn nuôi thêm gà. Đây là niềm vui lớn của gia đình bởi trong lúc tuổi cao sức yếu, cuộc sống gia đình khó khăn, ông bà đã có công việc ổn định đồng nghĩa với việc có thêm  thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Cách đó không xa, gia đình bà Trần Thị Hòa ở thôn Phú Bình, xã Phú Gia được hỗ trợ 8 triệu đồng để mua bê giống sinh sản. Nhờ chọn giống chuẩn, chăm sóc tốt và được phối giống nhân tạo bằng tinh bò 3B nên đến nay, bò cái của gia đình bà đã sinh sản một bê con khỏe mạnh, vóc giáng đẹp, được hơn 1 tháng tuổi.  Hiện nay, ngoài việc tuân thủ việc phòng chống dịch bệnh, bà đang tích cực chăm sóc để bê nhanh lớn, bán được giá để có thêm thu nhập.
“Sau lần chồng bị tai biến, sức khỏe bị giảm sút, mọi việc đồng áng hầu như trên đôi vai của người vợ, thu nhập hàng năm chỉ dựa vào 3 sào ruộng nên rất khó khăn. Năm 2024, nhà nước hỗ trợ một phần vốn cho gia đình mua bê giống, chúng tôi phấn khởi lắm bởi bây giờ đã có cơ hội thoát nghèo”, bà Hòa chia sẻ.
hinh 2 6

Việc hỗ trợ bò giống đã giúp nhiều hộ dân thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Phú Gia có cơ hội thoát nghèo.
ông Trần Đình Lâm, Bí thư Đảng ủy xã Phú Gia, huyện Hương Khê chia sẻ: Sau khi có quyết định phân bổ nguồn hỗ trợ sinh kế, địa phương đã triển khai thực hiện đúng quy định và luôn sâu sát động viên bà con tích cực làm ăn, chăm sóc tốt vật nuôi, không để thất thoát nguồn giống hỗ trợ. Các tổ chức đoàn thể, cán bộ chuyên môn cũng luôn sát cánh hỗ trợ bà con về kinh nghiệm, kiến thức khoa học kỹ thuật, cách phòng bệnh... cho vật nuôi nên các mô hình phát triển tốt.
Đối với mô hình hỗ trợ bò giống sinh sản, năm 2024, trên địa bàn xã Phú Gia đã có 15 hộ dân thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ kinh phí để mua mỗi hộ một con bê cái về chăm sóc để cho sinh sản. Đến nay, đã có 2/3 số bò cái đã cho sinh bê con và 1/3 còn lại đang có chữa. Chính quyền địa phương đã giao Hội nông dân xã, cán bộ chuyên môn hướng dẫn bà con chăm sóc vật nuôi theo đúng quy trình kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
 “Việc hỗ trợ mô hình sinh kế theo Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Với ý nghĩa từ những mô hình nhỏ, thắp lên khát vọng lớn đã giúp nhiều hộ dân có công ăn việc làm, vươn lên thoát nghèo chính đáng. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã Phú Gia giảm xuống còn 59 hộ, chiếm tỷ lệ 4,11%. Đây là một trong những tiêu chí góp phần quan trọng giúp Phú Gia đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào cuối năm 2024 vừa qua và tiếp tục nâng cao tiêu chí thu nhập trong thời gian tới.”. Bí thư Đảng ủy xã Phú Gia Trần Đình Lâm thông tin thêm.
hinh 3 6
Chương trình hỗ trợ bò giống là một trong những giải pháp giúp người dân thoát nghèo bền vững.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Công Tịu, Chủ tịch Hội nông dân huyện Hương Khê cho biết, phát huy lợi thế diện tích đất trồng cỏ rộng lớn, người dân có kinh nghiệm về chăn nuôi đại gia súc nên sau khi tiếp nhận nguồn phân bổ từ tỉnh, Hội Nông dân huyện Hương Khê đã xây dựng kế hoạch, chuyển nguồn hỗ trợ cho các xã, đồng thời định hướng chọn hỗ trợ bò giống thay vì hỗ trợ gà giống.
“Đầu tư nuôi bò người dân phải đối ứng nhiều hơn nhưng giá trị kinh tế đem lại cao và đảm bảo tính bền vững hơn nuôi gà rất nhiều. ”. ông Tịu đánh giá.
Để triển khai chương trình có hiệu quả, Trung tâm Hỗ trợ Nông dân tỉnh đã cùng phối hợp với Hội Nông dân huyện và chính quyền địa phương xã Phú Gia tổ chức khảo sát nhu cầu, rà soát đối tượng, thẩm định các điều kiện cần và đủ để triển khai các hoạt động hỗ trợ mô hình giảm nghèo chăn nuôi bò nái sinh sản cho 15 hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo dưới 36 tháng.
Mỗi hộ gia đình sẽ được hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi bò nái sinh sản, hỗ trợ mỗi hộ gia đình 50% tổng giá trị  mua bò giống bằng tiền mặt, các hộ gia đình tự chủ động lựa chọn con giống, các hộ cam kết duy trì tối thiểu 5 năm và không phải hoàn lại. Đây là một hoạt động thiết thực với mong muốn giúp các hộ nghèo vượt qua khó khăn, từng bước thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống.
“Để phát huy tối đa hiệu quả “cần câu cơm”, năm 2024 huyện Hương Khê giao chính quyền các xã phối hợp với Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, áp dụng chuyển đổi số vào công tác phòng chống dịch bệnh… nhằm hạn chế thất thoát nguồn giống hỗ trợ.”. Ông Tịu cho biết thêm.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập186
  • Hôm nay44,274
  • Tháng hiện tại951,471
  • Tổng lượt truy cập100,007,665
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây