Học tập đạo đức HCM

Ngư dân Cẩm Nhượng đối diện với nhiều khó khăn

Thứ hai - 20/08/2012 00:32
Với mật độ dân số đông nhất huyện, có tới hơn 70% sống phụ thuộc hoàn toàn vào nghề biển nhưng những năm gần đây, nhất là năm 2012 ngư dân ở xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên đang đối diện với rất nhiều khó khăn do phương tiện đánh bắt lạc hậu, ngư trường cạn kiệt và không tiếp cận được với nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh.

Sau những tháng đầu năm 2012 buông lưới đánh bắt gặp nhiều khó khăn, người dân Cẩm Nhượng chờ đợi những chuyến ra khơi khấm khá hơn trong những ngày tháng 6, tháng 7, tháng 8. Nhưng từng tháng trôi đi việc đánh bắt vẫn không có gì khởi sắc. Thời gian qua, thời tiết thuận lợi nên thuyền của ngư dân đều đặn ra khơi. Như thường lệ 5 giờ sáng sau khoảng 10 tiếng lăn lội ngoài biển, gần 200 chiếc thuyền cập bến trong sự chờ đợi của người nhà và người thu mua hải sản. Tuy nhiên, vẫn chỉ có những chuyến cập bến thất thua. Thuyền nhiều nhất cũng chỉ được 7 đến 8 triệu đồng, trong khi đó chi phí đã mất hơn 5 triệu đồng. Còn lại chia cho 5 đến 7 thuyền viên. Không ít thuyền ra khơi để rồi mang lỗ về nhưng do kiếm kế mưu sinh nên không thể không nhổ neo. Hải sản đánh bắt được thì ít mà giá đầu và các loại phương tiện đánh bắt lại ngày càng tăng đáng kể nên ngư dân gặp bộn bề khó khăn. Không đủ kiên trì lênh đênh với biển, vì miếng cơm manh áo của vợ con, nhiều người đã bỏ nghề đi làm phụ hồ kiếm sống và cũng không ít người đã vay mượn đi xuất khẩu lao động. Ông Nguyễn Văn Hòa ở thôn Phúc Yên, xã Cẩm Nhượng bày tỏ: “Cứ trông chờ vào những chuyến đánh bắt tháng 4, tháng 6, rồi tháng 8 nhưng tình hình không hề cải thiện, thu nhập quá ít ỏi, nhiều chuyến không có thu nhập nên tôi đã phải bỏ nghề, đi làm phụ hồ ở các xã lân cận. Mỗi ngày, trừ ăn uống cũng được ít nhất từ 150 đến 170 ngàn đồng”.
 Cẩm Nhượng là nơi tập trung đông tàu thuyền và nhân lực đánh bắt hải sản nhất huyện Cẩm Xuyên và những chuyến đi biển vẫn được ngư dân duy trì tương đối đều đặn nhưng theo tính toán trong suốt gần 8 tháng đầu năm cũng chỉ mới đánh bắt được hơn 820 tấn, trong khi đó chỉ tính 3 tháng đầu năm 2011 đã đánh bắt được 450 tấn hải sản các loại. Nguyên nhân của tình trạng mất mùa không thể đổ lỗi cho thời tiết bời vì từ đầu năm đến nay mưa thuận gió hòa. Theo tìm hiểu và theo phản ánh của ngư dân, nguyên nhân lớn nhất là do ngư trường gần bờ đã cạn kiệt và đặc biệt tàu đánh bắt đã không phù hợp với điều kiện khai thác mới. Toàn xã Cẩm Nhượng có hơn 200 chiếc thuyền, công suất phổ biến là 40CV. Với công suất đó chỉ đi được khoảng 40 hải lý, trong khi đó vùng biển có nhiều cá mực là 100 hải lý. Thuyền nhỏ, công suất yếu nên không dám đi xa và khi đài báo gió là phải quay đầu về ngay. Thuyền to, công suất lớn thì ra được xa và gió cấp 4 vẫn đánh bắt được. Thời gian từ tháng 8 âm lịch đến tháng 3 âm lịch đời sống ngư dân Cẩm Nhượng chủ yếu dựa vào khơi. Vì vậy, những chuyến đánh bắt xa bờ thưa dần cá mực đang là nỗi trăn trở của ngư dân vùng biển.
 UBND tỉnh đã ban hành quyết định 24/2011 về khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó nêu rõ sẽ hỗ trợ ngư dân 50 triệu đồng/tàu/năm, thời gian hỗ trợ là 2 năm, đối với việc đóng mới tàu cá công suất từ 90 CV/chiếc đến dưới 250CV/chiếc. Tuy nhiên, để đóng mới được tàu như vậy phải có ít nhất từ 700 triệu đồng trở lên, số tiền hỗ trợ chỉ áp dụng với những thuyền đóng mới. Vậy là dù 50 triệu chứ cao hơn nữa ngư dân Cẩm Nhượng vẫn không thể nào làm được. Anh Nguyễn Huy Hoàng, thôn Lâm Hoãn là một trường hợp như vậy. Theo nghề đánh bắt từ những năm 20 tuổi, hiện tại anh là chủ của chiếc thuyền công suất 40CV, theo anh có 7 thuyền viên nữa. Hơn ai hết, anh nhận thấy rằng phương tiện đánh bắt của mình đã quá lạc hậu, không còn phù hợp nữa nên khi được phổ biển về quyết định của UBND tỉnh, anh hết sức phấn khởi, quyết định đóng mới chiếc thuyền 90CV. Nhưng theo tính toán một chiếc thuyền với công suất đó phải mất gần 700 triệu đồng, trong khi đó việc neo đậu vào bến để tiêu thụ sản phẩm không thực hiện được, sẽ phải mất nhiều lần qua các thuyền nhỏ thì sản phẩm mới đưa được lên bờ. Vì vậy, anh quyết định tận dụng một số thiết bị và đóng thuyền 60CV. Như vậy, anh Hoàng không được hưởng bất cứ đồng tiền ưu đãi nào từ quyết định của UBND tỉnh.
Không chỉ có anh Hoàng mà ước mơ đóng tàu thuyền để được hỗ trợ tiền và có cơ hội thay đổi trên vùng biển đã hoàn toàn vỡ mộng với người dân Cẩm Nhượng. Không có cách nào khác những ngư dân ở đây vẫn kiên trì với việc đánh bắt ở gần bờ theo phương thức truyền thống là nghề mành ánh sáng kết hợp câu mực. Việc đánh bắt hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và chờ con nước, chờ luồng cá. Nhận thấy sự khó khăn và bất cập đối với ngư dân Cẩm Nhượng nên UBND huyện Cẩm Xuyên đã ban hành quyết định số 1414 hỗ trợ 30 triệu đồng cho mỗi tàu đóng mới công suất 60CV và HĐND xã Cẩm Nhượng cũng đã ban hành nghị quyết hỗ trợ 30 triệu đồng cho tàu đóng mới công suất 60CV. Phấn khởi trước những động thái tích cực của huyện và của xã nên hiện nay tại Cẩm Nhượng đã có 5 ngư dân đóng mới được thuyền 60CV. Hiện nay, bộ phận chuyên môn của xã đang hoàn tất hồ sơ thủ tục để cho những ngư dân này nhận được nguồn hỗ trợ ưu đãi. Với thuyền công suất lớn hơn, chống chịu tốt hơn với sóng gió của biển cả nên những chuyến đánh bắt của ngư dân trên những chiếc tàu này đã khá hơn rất nhiều. Ông Phan Đình Phổ - Thôn Lâm Hoãn, xã Cẩm Nhượng vui mừng cho biết: “Muốn đánh bắt được nhiều hải sản, phải có phương tiện, đó là điều tất yếu. Từ khi có thuyền mới chúng tôi nhổ neo vững tin hơn và việc đánh bắt mang chiều hướng tiến bộ hơn trước đây nhiều lắm”.
Dẫu vậy, nhưng đến nay số ngư dân đóng mới tàu vẫn rất ít do nguồn tiền có sẵn của mỗi gia đình hạn chế. Theo tính toán để đóng mới được thuyền 60CV thì phải có ít nhất 300 triệu đồng. Và sẽ không có gì vui hơn nếu có sự điều chỉnh từ quyết định 24 của UBND tỉnh để ngư dân Cẩm Nhượng nói riêng và ngư dân của cả tỉnh nói chung có thể tiếp cận được với những chính sách ưu việt của cấp trên nhằm nâng đỡ, giúp đỡ ngư dân một cách sát thực và có hiệu quả nhất để vượt qua giai đoạn đánh bắt nhiều khó khăn và bất cập như hiện nay.
 
                                                   Bài, ảnh: Nguyễn Tâm
                                                    (Đài PTTH Hà Tĩnh)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại646,728
  • Tổng lượt truy cập91,820,457
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây