Bối cảnh lịch sử đất nước những năm 1858-1884 cho thấy, sau khi các cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp thất bại, nước ta bị Pháp đô hộ. Năm Ất Dậu (1885) Kinh thành Huế thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị) sau đó ra xã Phú Gia, huyện Hương Khê lập căn cứ chống Pháp, tại đây vua Hàm Nghi đã phát Hịch Cần vương kêu gọi các tầng lớp nhân dân đứng lên chống giặc cứu nước. Lúc bấy giờ võ quan Lê Hữu Vượng đã ra nhậm chức ở Bắc Ninh, cũng là lúc phong trào chống Pháp nổ ra ở tỉnh Hưng Yên là địa phương liền kề Bắc Ninh. Vốn xuất thân trong một gia đình có truyền thống võ quan, đứng trước bối cảnh đất nước lúc bấy giờ Lê Hữu Vượng đã nhận ra bản chất của chế độ đương thời, nên ông đã có sự chuyển biến lớn về tư tưởng và phương hướng hành động, đã quyết định từ bỏ con đường binh nghiệp. Đặc biệt, khi ông biết tin ở quê nhà phong trào Cần Vương đang phát triển mạnh mẽ, ở Hà Tĩnh các quân Thứ được thành lập như: Quân Thứ Hương Khê, quân Thứ Nghi Xuân, quân Thứ Đức Thọ và quân Thứ Cẩm Xuyên.v.v…thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Riêng với quân thứ Cẩm Xuyên do Đề Dừ (Dương Xuân Dừ) người làng Lộ Khê, tổng Vân Tán làm thủ lĩnh, đại bản doanh đặt ở vùng bãi Rành Rành, trại Thầu Đâu, Chợ Biền. Cùng với Đề Dừ là Đội Ban tức Nguyễn Trọng Bưu một trong những người chỉ huy của Cẩm thứ, Đội Ban được bố trí về vùng Cẩm Hòa, Cẩm Dương thuộc vùng đông bắc huyện Cẩm Xuyên để mở mang phạm vi hoạt động và tổ chức lực lượng, tại đây ông đã tổ chức được 60 nghĩa binh đặt căn cứ tại Động Đồn thuộc làng Phương Luyện, nay thuộc xã Cẩm Hòa. Căn cứ Động Đồn, quê hương ông trở thành nơi tập luyện và chiến đấu lợi hại của nghĩa quân do đó đã thu hút nhiều con em Phương Luyện tham gia, riêng dòng họ Lê Văn có 6 người tham gia nghĩa quân. Về sau có một người con dòng họ là Lê (Hữu) Tính, người chú của cụ Lê Hữu Vượng đã ra Bắc chiến đấu trong nghĩa quân Bãi Sậy, trong một trận đánh, nghĩa quân của Lê Tính bị giặc truy đuổi đến tận huyện huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình và ông hy sinh ở đó.
Để tưởng nhớ công lao của Lê Hữu Vượng, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có Quyết định số 4107/QĐ-UBND ngày 2/12/2020 công nhận Đền thờ Lê Hữu Vượng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp tỉnh.
Minh Đức/http://sovhttdl.hatinh.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã