Học tập đạo đức HCM

Cam Thượng Lộc “ăn” là nhớ cả đời

Chủ nhật - 14/10/2018 11:04
Cam Thượng Lộc từ lâu đã trở thành thứ quả đặc sản nức tiếng của người dân Can Lộc (Hà Tĩnh) bởi hương vị ngọt đậm đà, thơm ngon quyến rũ và giòn

Cam Thượng Lộc là tên chung của giống “Cam chanh” được coi là giống cây ăn quả chủ lực vùng Trà Sơn của huyện Can Lộc (Hà Tĩnh). Cam Thượng Lộc được coi là đặc sản đã có chất lượng và danh tiếng đối với người tiêu dùng trên cả nước. 

cam thuong loc
Nhãn Hiệu chứng nhận Cam Thượng Lộc.

Cam Thượng Lộc có hình cầu, vỏ nhẵn và dầy, trọng lượng bình quân khoảng 3 đến 4 quả 1kg . Khi chín có mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt, vỏ quả có màu vàng tươi da cam, nhiều nước, tép quả và nước quả có màu vàng. Cam Thượng Lộc hội tụ đầy đủ hàm lượng đường, VitaminC rất tốt cho sức khỏe, ít hạt, ít xơ, quả đẹp, màu vàng tươi.

Từ nhiều năm nay, Cam Thượng Lộc được xác định là cây trồng chủ lực của địa phương nơi đây, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Can Lộc.

Sau gần 20 năm có mặt và phát triển trên vùng đất Trà Sơn (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh), giống Cam Thượng Lộc đã khẳng định được vị trí của mình bởi sự thích nghi với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, có hương vị đậm đà.

Sau những ngày tháng cần cù lao động, nỗ lực và những giọt mồ hôi đổ xuống trên mảnh vườn cam của người nông dân Can Lộc. Thì mới đây, vào ngày 9/1/2017 Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành quyết định số 1016/QĐ-SHTT về việc cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cam Thượng Lộc cho UBND huyện Can Lộc.

cam thuong loc 2
Ông Võ Hữu Hào  – Chủ tịch UBND huyện Can Lộc (phải) nhận văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận Cam Thượng Lộc.

Đây là sự kiện hết sức có ý nghĩa giúp Cam Thượng Lộc bảo vệ được thương hiệu và chất lượng trên thị trường hiện nay và là phần thưởng xứng đáng sau bao tháng ngày làm việc vất vả của người trồng cam. Phần thưởng đó sẽ tạo bước phát triển đột phá mới cho thương hiệu Cam Thượng Lộc nổi tiếng của quê hương Can Lộc ra thị trường toàn quốc.

Việc Cam Thượng Lộc được cấp văn bằng bảo hộ là tiền đề quan trọng trong việc triển khai các hệ thống quản lý và phát triển một cách bài bản, có hiệu quả trong thời gian tới; đặc biệt, sẽ góp phần nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của Cam Thượng Lộc trên thị trường, qua đó thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Để thương hiệu Cam Thương Lộc bay xa và luôn luôn trong nỗi nhớ không bao giờ quên của mọi người gần xa trong nước và quốc tế, đồng thời phát triển kinh tế mang tính bền vững và xoá đói giảm nghèo. Chính quyền địa phương đã có những chủ trương đúng đắn, phù hợp với xu thế hiện nay.

Cụ thể, UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND huyện Can Lộc đã có chiến lược cụ thể phát triển cây Cam Thượng Lộc trong thời gian tới như : Tập trung phục hồi, lưu trữ, bảo tồn nguồn giống và phát triển diện tích trồng Cam Thượng Lộc lên 800 ha vào năm 2020, trong đó có 400 ha diện tích cây cho quả, nâng tổng sản lượng quả đạt trên 8.000 tấn/năm. Mục tiêu phát triển cam Thượng Lộc là vừa phát triển diện tích và vừa thâm canh tăng năng suất, chất lượng vườn cây đã có. Tập trung, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hoá, phát triển các trang trại sản xuất Cam Thượng Lộc có quy mô, sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Dự kiến đầu tư thâm canh đưa năng suất đạt 26 tấn/ha vào năm 2018 và tăng năng suất lên 30 tấn/ha vào năm 2020.

Việc xây dựng và phát triển thương hiệu cam Thượng Lộc góp phần xây dựng và bảo vệ thương hiệu đặc sản của địa phương, liên kết các hộ sản xuất, kinh doanh cùng xây dựng, bảo vệ sản phẩm đặc sản của quê hương, giúp người dân tăng thêm thu nhập, xây dựng vùng sản xuất sinh thái bền vững cũng như phát triển một ngành hàng hóa có tiềm năng của địa phương của huyện Can Lộc mang tính bền vững, cung cấp sản phẩm phục vụ người tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Theo canloc.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập465
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm464
  • Hôm nay65,533
  • Tháng hiện tại770,646
  • Tổng lượt truy cập90,834,039
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây