Với mô hình chăn nuôi lợn quy mô nông hộ liên kết với các doanh nghiệp, nhiều hộ gia đình có điều kiện làm giàu chính đáng, thoát nghèo. Tuy nhiên, có một thực tế đáng quan tâm đó là vấn đề ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi. Để giải quyết vấn đề này, Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc phối hợp với công ty TNHH sản xuất và thương mại Thành Lộc Composite đã triển khai xây dựng công trình khí sinh học - bể biogas công nghệ mới KT3C tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
Với bể biogas công nghệ mới KT3C có nhiều ưu điểm nổi trội như: cửa vào chất thải được thu nhỏ, khí chất thải được đưa vào bể gặp nước không bị phân hủy và thất thoát lượng khí gas; Cửa ra chất thải được mở rộng đến 1,2m lượng khí gas được sinh ra và nén lại gấp 3 lần kiểu dáng cũ; Trên đỉnh được thết kế thêm phần chóp cao 30cm làm tăng diện tích chứa khí; Vòm trên được thiết kế không bị lõm vào như kiểu cũ, thể tích chứa ga tăng lên 25%; Kết cấu khoảng cách cửa vào và cửa ra bên trong bể khi đạt mức số 0 cách xa đến 2.350cm lượng chất thải vào bể không bị tràn và thất thoát qua cửa ra; Bể KT3C có kết cấu đặc biệt nên chất thải đầu ra là nước trong, hoàn toàn tự động, tự phá váng, tự đẩy bã ra khỏi bể.
Ông Trần Xuân Bính, chủ hộ chăn nuôi tại xã Vượng Lộc cho biết, ông đang tiến hành xây dựng, hoàn thiện mô hình nuôi lợn cách xa khu dân cư, hiện tại mô hình chăn nuôi của ông có quy mô khoảng 200 con, dự kiến sắp tới sẽ nuôi thêm từ 500 - 800 con. Ngày 3/2 vừa qua, trang trại chăn nuôi của ông đang lắp đặt hai bể khí sinh học KT3C với giá 13.400.000đ trong đó được trợ giá 3.000.000đ/1 bể.
Lắp đặt 2 bể khí sinh học tại trang trại chăn nuôi của ông Bính
Theo thống kê của Trung tâm ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng vật nuôi huyện Can Lộc, năm 2014 đã lắp đặt 203 bể, dự kiến năm 2015 sẽ lắp thêm 300 bể khí sinh học để gải quyết vấn đề môi trường trong chăn nuôi.
Hiện nay, nhu cầu lắp đặt bể biogas trên địa bàn huyện ngày càng tăng cao. Việc xây dựng, lắp đặt bể khí sinh học đã chứng tỏ người dân đã nhận thức được tính ưu việt của nó trong việc xử lý chất thải chăn nuôi, đem lại nguồn khí đốt vừa rẻ, vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giúp nông dân phát triển chăn nuôi an toàn, hiệu quả, để môi trường nông thôn mới ngày càng xanh, sạch đẹp.
Trần Phương Theo canloc.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã