Học tập đạo đức HCM

Huyện nghèo làm nông thôn mới

Thứ ba - 12/08/2014 20:25
Song hành cùng quá trình xây dựng huyện mới, nhân dân Lộc Hà đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) một cách quyết liệt. Nhờ tạo được sự “đồng tâm, đồng thuận” nên huyện mới đã và đang vượt khó đi lên…

Một thời chưa xa, không ít thanh niên mới lớn ở vùng hạ Can và vùng biển cửa Sót phải kéo nhau vào Nam để tìm kế sinh nhai. Đất đai bạc màu, trình độ canh tác lạc hậu, phương tiện đánh bắt thô sơ… là những nguyên do khiến không ít lao động ở đây phải “tha hương, cầu thực”.

Nằm trong số đó, anh Lê Minh Hoan (xóm Lâm Châu, Thạch Châu) cũng vào tận Khánh Hòa, TP Huế, rồi ngược lên Lao Bảo (Quảng Trị) để kiếm sống. Sau nhiều năm lăn lộn nơi đất khách quê người, những đồng vốn anh dành dụm cũng chẳng đáng là bao. Trở về quê hương, với quyết tâm làm lại từ đầu, nhận thấy tiềm năng nuôi trồng thủy, hải sản ở khu vực bãi bồi dọc cửa Sót, anh quyết định đầu tư nuôi ngao.

Huyện nghèo làm nông thôn mới
Nhân dân xã Mai Phụ (Lộc Hà) xây dựng đường giao thông nông thôn.

Thời gian đầu, với số vốn ít ỏi, vợ chồng anh nhận 2 ha đất bãi bồi ven sông. Mặc dù ngao là sản phẩm dễ bán, chi phí thấp, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên thời gian đầu, việc làm ăn gặp không ít trắc trở. Không nản chí, Lê Minh Hoan cùng với vợ tiếp tục tìm hiểu, học tập kỹ thuật nuôi ngao, nhất là kỹ thuật chọn giống và thời vụ.

Năm 2011, khi tỉnh triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM cũng chính là lúc vợ chồng anh Hoan mở rộng quy mô sản xuất. Như “hổ mọc thêm cánh”, sau khi được tiếp cận chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn và hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển sản xuất, anh Lê Minh Hoan mạnh dạn thả thêm 20 tấn ngao giống trên diện tích 12 ha. Cuối năm 2011, gia đình anh thu hoạch 60 tấn ngao thịt, lợi nhuận hơn 1,5 tỷ đồng. Sản phẩm ngao thương phẩm của gia đình dần được người tiêu dùng tiếp nhận và khẳng định được uy tín trên thị trường.

Để có sản lượng ổn định cung cấp cho thị trường, năm 2012, gia đình anh Hoan liên kết với 7 hộ trong xã thành lập HTX nuôi trồng và thu mua thủy sản với diện tích lên đến 43 ha, doanh thu 5-10 tỷ đồng, lợi nhuận trên 2 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 35-40 lao động, thu nhập bình quân 4-5 triệu đồng/người/ tháng. “Trong từng hoàn cảnh cụ thể, sự hỗ trợ của chính quyền về vật chất lẫn tinh thần là động lực to lớn để chúng tôi vượt khó, làm giàu chính đáng ngay tại quê nhà”, anh Hoan chia sẻ.

Sau ngần ấy thời gian lăn lộn, Lê Minh Hoan hiểu rằng, nếu kiên trì, quyết chí làm ăn thì quê nhà chính là miền đất hứa. Khi đã nhìn ra tiềm năng, thế mạnh của địa phương, nhiều hộ dân ở Lộc Hà như ông Mại (Hộ Độ); Nguyễn Trường Sơn (Thạch Mỹ); Lê Xuân Hùng, Nguyễn Văn Việt, Phạm Văn Thiết (Mai Phụ), bà Phạm Thị Nhơn (Thạch Kim)… đã biết lựa chọn các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực có lợi thế để ưu tiên đầu tư, trước mắt là các sản phẩm: tôm, chăn nuôi bò và đóng mới tàu cá đánh bắt xa bờ...

Dỡ “cửa ải”

Xây dựng NTM là quá trình lâu dài và phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Làm thế nào để huy động được nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích phát triển sản xuất chính là niềm trăn trở của không ít người tâm huyết với huyện mới. “Ra riêng” trong hoàn cảnh bộn bề khó khăn nên nhiệm vụ xây dựng NTM ở Lộc Hà càng khó gấp bội. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND huyện Trần Tú Anh, nhờ nhận thức được những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển nên địa phương đã xây dựng được kế hoạch, lộ trình một cách căn cơ, bài bản.

Mặc dù nguồn lực của địa phương hạn hẹp nhưng với quan điểm dồn lực cho phát triển sản xuất, lấy sản xuất làm nền tảng xây dựng NTM, tất cả các nguồn lực huy động được Lộc Hà dồn về cơ sở, đến với các mô hình SXKD có triển vọng. Ngoài các chính sách của T.Ư và tỉnh, huyện đã ban hành nhiều chính sách sớm đi vào cuộc sống, có kết quả thiết thực như: một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn huyện Lộc Hà giai đoạn 2012-2015; chính sách giải quyết chế độ đối với cán bộ, công chức cấp xã chưa đạt chuẩn nghỉ việc trước tuổi; khuyến khích xuất khẩu lao động giai đoạn 2013-2015...

Trong 3 năm thực hiện chương trình NTM, Lộc Hà huy động hơn 762 tỷ đồng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Từ các nguồn vốn huy động, địa phương đã nhựa hóa và bê tông hóa trên 85 km đường trục xã, 107 km đường trục thôn, 145 km đường ngõ xóm, 85 km đường trục chính nội đồng; cải tạo, nâng cấp trên 50 công trình thủy lợi các loại; kiên cố hóa hơn 60 km kênh mương do xã quản lý; nâng cấp, làm mới trên 230 km đường dây điện... Đặc biệt, xây dựng hơn 160 mô hình SXKD có doanh thu 100 triệu – 10 tỷ đồng/năm.

Theo ông Trần Tú Anh, bên cạnh mục tiêu khuyến khích, kích thích phát triển SXKD, việc ban hành công khai các chính sách hỗ trợ phát triển (kèm theo điều kiện được thụ hưởng) đã góp phần tạo sự công bằng trong việc tiếp cận nguồn vốn giữa các địa phương. Đồng thời xóa bỏ hiện tượng “đi đêm”, “tiếp cận cửa sau” trong quá trình phân bổ nguồn vốn.

Theo ghi nhận của chúng tôi, quá trình xây dựng NTM ở Lộc Hà, người dân nhận được sự đồng hành, hỗ trợ tích cực của chính quyền các cấp. Ngoài các đoàn công tác của Ban Thường vụ Huyện ủy phụ trách chỉ đạo cơ sở, phân công các phòng ban cấp huyện rà soát, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện các tiêu chí thuộc lĩnh vực mình phụ trách, lãnh đạo chủ chốt của huyện còn được phân công phụ trách thêm một địa phương đăng ký thời gian về đích cụ thể. Cả hệ thống chính trị địa phương đều được huy động cùng chung tay xây dựng NTM. Những khó khăn, vướng mắc vì thế cũng được mổ xẻ, tháo gỡ. Huyện không còn là “cửa ải” đối với xã và xã chính là chủ thể đồng hành với người dân trong quá trình xây dựng NTM.

 

Ngoài xã Thạch Châu hoàn thành 19/19 tiêu chí NTM, đến nay, Lộc Hà có 10 xã đạt 7–10 tiêu chí và 2 xã mới hoàn thành 6 tiêu chí. Trong 3 năm xây dựng NTM, các hộ dân ở Lộc Hà đã đóng góp gần 60.000 ngày công làm giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng và hiến tặng 72.522 m2 đất trị giá hơn 15 tỷ đồng.

Ngô Tuấn
Nguồn: baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập499
  • Hôm nay87,174
  • Tháng hiện tại792,287
  • Tổng lượt truy cập90,855,680
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây