Học tập đạo đức HCM

Thăm vườn sinh thái xã Mỹ Lộc – huyện Can Lộc

Thứ tư - 31/01/2018 02:07
Về xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc những ngày đông lạnh nhưng cảnh vật, đường quê nơi đây đã làm chúng tôi thấy ấm lòng. Là một trong những xã đứng đầu trong danh sách về đích nông thôn mới năm 2017, sự đổi thay cảnh vật làng quê nơi đây không khỏi làm chúng tôi ngạc nhiên đến mức khó tin, đặc biệt là sự phát triển kinh tế vườn hộ.
Những năm trước đây, đa phần là các vườn tạp, cây hoang dại mọc ngả nghiêng thì giờ đây nhà nhà đều xây dựng những vườn trái cây ăn quả trù phú. Điển hình trong những vườn đồi của xã mà chúng tôi ghé thăm là vườn gia đình chị Phạm Thị Thu, xóm Đô Hành.

Tọa lạc phía tây nam của xã, trên con đường đi đến Hồ Trại Tiểu, với thiên nhiên ưu đãi có đồi núi và cả dòng nước trong xanh chảy bốn mùa, khu vườn chị Thu thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây con thành một quần thể sinh thái. Với nụ cười rạng rỡ, chị dẫn chúng tôi đi thăm quan khu vườn sinh thái của mình. Chị kể về những thăng trầm sóng gió từ ngày mới lập nghiệp, lớn lên là một cô gái xinh đẹp, 19 tuổi chị đã “theo chồng bỏ cuộc chơi”. Vay mượn được ít vốn, chị cùng chồng mở một gian hàng xén nhỏ ở chợ quê. Nhưng công việc buôn bán không được thuận buồm xuôi gió, với đặc điểm chợ quê vốn dĩ người mua không sẵn tiền mặt nên phải nợ đến khi mùa về bán thóc lúa mới có thể trả. Vốn đã ít cộng với việc “lãi mẹ đẻ lãi con” khiến cho việc buôn bán ngày càng khó khăn. Rồi lần lượt những đứa con ra đời, lo cho chúng được ăn học bằng bạn bằng bè làm gánh nặng kinh tế hàng ngày càng đè nặng lên đôi vai của chị khi mà anh còn phải gánh vác việc thôn xóm.


Vườn Cam gia đình chị Phạm Thị Thu
Băn khoăn, trăn trở và những áp lực từ cuộc sống, anh chị đã luôn phải suy nghĩ rất nhiều để tìm kiếm cơ hội làm ăn. Cuối cùng may mắn cũng đến với gia đình chị khi vào năm 2008, Nhà nước có cơ chế chuyển đổi đất rừng sang đất sản xuất nông nghiệp. Nắm bắt cơ hội, anh chị đã mạnh dạn vay mượn mua lại 1 ha đất rừng và chuyển cả gia đình vào rừng để lập nghiệp. Lúc mới vào, nơi đây chưa có bóng người, đất đồi hoang vu, phải thật sự nghị lực và quyết tâm lắm anh chị mới có thể trụ lại được. Với niềm tin “có sức người sỏi đá cũng thành cơm”, hai vợ chồng chị bước đầu quy hoạch diện tích để trồng cam. Rồi cũng chính vợ chồng chị tự tay cầm cày, cầm cuốc tiến hành cải tạo đất và trồng từng gốc cam, đào từng rãnh nước.
Không chỉ siêng năng, chăm chỉ, tự tay trồng nên vườn cam, để tích lũy thêm kiến thức trồng cam, chị bố trí thời gian tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do phòng nông nghiệp cùng các đoàn thể trong xã tổ chức. Chị còn cất công đến các xã trồng cam nổi tiếng của huyện Hương Khê, Vũ Quang học hỏi thêm về kinh nghiệm trồng cam sạch, cam ngon về áp dụng cho vườn nhà mình. Sau 5 năm, “đất không phụ người”, vườn cam nhà chị đã sinh trưởng phát triển tốt, ít dịch bệnh cho quả ngọt, đạt năng suất 15 tấn/ha, là mức cao của sản xuất cam trong vùng. Từ đó, kinh tế gia đình chị từng bước đi lên. Thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng cam, năm 2015 chị đã  mạnh dạn mua lại diện tích dồi của các gia đình lân cận. Hiện nay gia đình có 9 ha đất rừng chuyển đổi, chị trồng cam và một số cây ăn quả khác như bưởi, chanh, chanh đào, … Năm 2016, gia đình chị được Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hỗ trợ vật tư, hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cam đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đến nay vườn cam nhà chị đã được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP nên giá bán cao hơn, hiệu quả kinh tế ngày càng được nâng lên.
Để gia tăng kinh tế của gia đình, chị tiến hành nuôi gà; chuồng gà được xây cách xa vườn cam, được rào chắn cẩn thận, để gà không bay vào vườn cam. Hiện nay, gia đình chị nuôi gần 1.000 con gà, cả gà thịt và gà đẻ trứng, cung cấp gà thịt và trứng gà cho các trường học lân cân, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn cho các em học sinh. Đồng thời, tận dụng hồ nước sẵn có, anh chị cải tạo nuôi cá nước ngọt, vừa có nguồn thức ăn đa dạng, đảm bảo cho gia đình, còn một phần cung cấp cho bà con trong xã.
          Sau gần 10 năm lập nghiệp, gia đình anh chị đã biến nơi rừng sâu hoang vu thành vùng đất phong cảnh hữu tình có sông, có núi, có vườn cây trĩu quả. Không chấp nhận dừng lại đó, vốn là con người nhanh nhạy, sáng tạo chị nghĩ ngay đến việc phát triển vườn sinh thái làm nơi tham quan, nghỉ mát cho du khách. Giờ đây, khi đến thăm vườn của chị sẽ được bước trên con đường bê tông sạch sẽ, hai bên là những cây cam trĩu quả, cuối con đường là hồ nước mênh mông, nước trong xanh biếc, đàn cá bơi lội tung tăng. Bên bờ hồ là ngôi nhà nổi nho nhỏ nhưng xinh xắn. Nếu khách có nhu cầu muốn thưởng thức ẩm thực, chị sẽ trực tiếp nấu các món ăn mà nguyên liệu lấy ngay tại trang trại như thịt gà, trứng gà, cá rất tươi và ngon, đảm bảo an toàn, sạch sẽ.
          Từ đôi tay cần mẫn cùng tư duy phát triển kinh tế năng động, sáng tạo, chị Phạm Thị Thu đã chứng minh được tính hiệu quả của việc mạnh dạn khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để vươn lên làm giàu một cách bền vững. Chia tay chị, chúng tôi khâm phục người phụ nữ đầy quyết đoán này, một người phụ nữ hiện đại đầy khát vọng, dám nghĩ, dám làm. Chúc chị và gia đình ngày càng phát triển để nơi đây sẽ là một điểm dừng chân lý tưởng cho du khách khi ghé thăm các di tích lịch sử như Nhà thờ Lý Tự Trọng, Ngã ba Đồng Lộc … hay tham quan các danh lam thắng cảnh như Hồ Trại Tiểu … ./.
Theo Trần Hà/sonongnghiep.hatinh.gov.vn 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập100
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm99
  • Hôm nay38,591
  • Tháng hiện tại911,995
  • Tổng lượt truy cập90,975,388
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây