Theo đó, đối với UBND xã Quang Lộc (địa phương có dịch). Khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo phòng chống bệnh DTLCP, phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; huy động tối đa nhân lực, vật lực và các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai, đồng bộ, kịp thời các giải pháp để bao vây, khống chế dịch bệnh. Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác phòng chống dịch. Thông qua hệ thống truyền thanh tối thiểu 02 lần/ngày, tại các cuộc họp, tiếp xúc với nhân dân. Thực hiện phun tiêu độc khử trùng tại vùng dịch liên tục 01 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên và phun 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo. Hướng dẫn người chăn nuôi thu gom chất thải chăn nuôi để đốt, ủ vôi; sử dụng hóa chất có tính sát khuẩn cao như vôi bột, dung dịch khử trùng chuyên dụng để rắc, phun tiêu độc khử trùng tại khu vực chăn nuôi. Nghiêm cấm vận chuyển lợn, sản phẩm lợn ra vào vùng dịch. Kiểm soát chặt chẽ việc giết mổ lợn trong vùng dịch và tiêu hủy lợn chết đúng quy định. Tổ chức ký cam kết với các hộ buôn bán, giết mổ, hộ chăn nuôi lợn, người hoạt động hành nghề thú y trên địa bàn về thực hiện “5 không” theo khuyến cáo của Cục Thú y (Không dấu dịch; Không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; Không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh; Không vứt lợn chết ra ngoài môi trường; Không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt). Đối với các hộ, trại có lợn bị dịch phải thực hiện cam kết lượng cám thừa (nếu có) sau khi tiêu hủy lợn phải thực hiện tiêu hủy triệt để và thực hiện tiêu độc khử trùng kho cám, nơi để thức ăn dưới sự giám sát của cán bộ thú y. Thành lập các chốt kiểm dịch để tổ chức kiểm soát chặt chẽ 24/24h đối với lợn và các sản phẩm từ lợn đi ra khỏi vùng dịch; lập biển cảnh báo khu vực có dịch; tổ chức phun sát trùng các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật đi qua trạm, chốt gác. Tạm dừng tổ chức tiêm phòng cho đàn lợn đợt 2 (phát vắc xin cho hộ gia đình tự tiêm). Rà soát thống kê tổng đàn lợn đến tận hộ chăn nuôi để có biện pháp quản lý và tổ chức phòng chống phù hợp (phân loại từng loại lợn cụ thể). Tổng hợp tình hình dịch trên địa bàn và báo cáo về cơ quan thú y huyện trước 16h30 hàng ngày.
Đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền hướng dẫn người chăn nuôi chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn tốt; vệ sinh chuồng, trại sạch sẽ, phun thuốc sát trùng ít nhất 2 lần/tuần; không mua lợn bệnh hoặc lợn không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch; không cho phương tiện vận chuyển thức ăn, vận chuyển lợn tiếp xúc với khu vực chăn nuôi; không đưa thịt lợn, sản phẩm từ lợn chưa qua chế biến chín và không cho lái buôn, người không có phận sự vào chuồng trại, khu vực chăn nuôi. Làm hố sát trùng, phun thuốc khử trùng để đảm bảo tất cả người, phương tiện, thức ăn, dụng cụ chăn nuôi không mang theo mầm bệnh vào chuồng trại, khu vực chăn nuôi; phải sát trùng thật kỹ dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y, vật dụng liên quan trước khi sử dụng; ngăn chặn các nguồn lây nhiễm gián tiếp. Khi có lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân phải báo ngay cho nhân viên thú y, Ủy ban nhân dân xã hoặc cơ quan thú y gần nhất. Các địa phương thành lập ngay Ban chỉ đạo, các Đoàn kiểm tra để tổ chức kiểm tra công tác phòng, chống dịch, các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật; các xã: Xuân Lộc, Sơn Lộc, Mỹ Lộc, Đồng Lộc, Trung Lộc thành lập các chốt kiểm dịch tại trục đường giao thông chính giáp với xã Quang Lộc để kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển động vật, sản phẩm từ động vật không đảm bảo an toàn vào địa bàn; các địa phương khác tùy vào tình hình thực tế để thành lập các chốt để kiểm soát, ngăn chặn nguồn dịch. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện tiêm phòng gia súc, gia cầm đợt 2 năm 2020 đạt chỉ tiêu, kế hoạch UBND huyện giao. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về các hoạt động mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật, hành nghề thú y; theo dõi nắm chắc số lượng giết mổ, nguồn gốc đưa vào giết mổ đối với lợn hằng ngày; xử lý nghiêm những người hành nghề giết mổ gia súc, gia cầm tại nhà trái quy định.
Công điện giao nhiệm vụ cho Trung tâm Ứng dụng KHKT&BVCTVN và Phòng NN-PTNT theo chức năng, nhiệm vụ, kịp thời nắm bắt tình hình dịch bệnh để tham mưu, phối hợp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn lợn và hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về các biện pháp phát hiện, ứng phó, phòng trừ dịch tả lợn Châu phi cho cán bộ chuyên môn các địa phương. Cung ứng hóa chất, vắc xin và trang thiết bị phục vụ công tác tiêm phòng và phòng chống dịch. Chủ trì chỉ đạo, đôn đốc hoàn thành kế hoạch tiêm phòng đợt 2 cho đàn lợn đạt chỉ tiêu, kế hoạch giao; địa phương nào lơ là, không chấp thành thì báo cáo về UBND huyện để xử lý.
Các phòng, ban, đơn vị sự nghiệp thuộc UBND huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với ngành chuyên môn, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyển, triển khai tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Đề nghị UBMTTQ, các đoàn thể huyện, các đoàn, tổ công tác chỉ đạo cơ sở cùng phối hợp, tham gia chỉ đạo; vận động đoàn viên, hội viên, người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã