Mô hình dưa lưới của anh Võ Minh thôn Làng Lau xã Vượng Lộc
Phát huy tiềm năng lợi thế của vùng đất ven chân núi Hồng Lĩnh, anh Võ Minh thôn Làng Lau xã Vượng Lộc đã xây dựng cho mình mô hình kinh tế quy mô và hiệu quả. Anh Minh luôn là người đi đầu trong việc đưa các giống con, giống cây mới vào sản xuất. Cuối năm 2019, sau khi tìm hiểu nhu cầu thị trường, tham quan các mô hình kinh tế ở nhiều địa phương khác, anh đã mạnh dạn đầu tư 700 triệu đồng xây dựng mô hình nhà màng trồng dưa lưới. Hệ thống nhà màng của anh Minh có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng và canh tác theo hướng hữu cơ, theo một quy trình chuẩn. Cây trồng mới, quy trình sản xuất cũng mới nhưng điều đó đã đem đến cho anh Võ Minh thêm niềm tin cũng như hướng đi mới trong phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước bằng hình thức nhỏ giọt của ông Nguyễn Viết Hùng thôn Sơn Bình xã Thượng Lộc
Còn đối với ông Nguyễn Viết Hùng, thôn Sơn Bình xã Thượng Lộc, với lợi thế vùng đất đồi Trà Sơn, sau nhiều năm đúc rút kinh nghiệm ông Hùng đã xây dựng cho mình mô hình kinh tế trên 3000 m2 với các loại cây trồng phù hợp và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: cam, bưởi, ổi, hồng vuông…Tuy nhiên, những năm trước đây, cứ vào mùa nắng là ông lại canh cánh nỗi lo chăm sóc, tưới nước cho cây trồng. Năm nay, mặc dù nắng nóng gay gắt và kéo dài nhưng khu vườn của gia đình ông Hùng vẫn xanh tốt, cây cối sai cành, trĩu quả. Kết quả đó là nhờ, từ năm 2017, được sự hỗ trợ của cấp trên ông đã đầu tư hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm nước bằng hình thức nhỏ giọt. Hệ thống tưới này vừa tiết kiệm công sức, tiền của, lại giúp cho vườn của gia đình ông Nguyễn Viết Hùng luôn đảm bảo độ ẩm trong mùa nắng nóng, đảm bảo quá trình sinh trưởng, năng suất cho cây trồng.
Có thể thấy, ứng dụng KHKT vào sản xuất nông nghiệp đã cho cho thấy ưu thế vượt trội trong việc nâng cao năng suất cây trồng, sản lượng và giá trị của sản phẩm. Mặt khác còn làm thay đổi tư duy và phương pháp tổ chức sản xuất của người dân. Từ đó, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các tiến bộ KHKT, những năm qua, huyện Can Lộc đã triển khai nhiều giải pháp linh hoạt, hiệu quả. Ngoài việc vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, huyện Can Lộc còn khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp, HTX đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế. Chú trọng phổ biến khoa học kỹ thuật, hội thảo, tập huấn chia sẻ kinh nghiệm cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, huyện còn ban hành các chính sách hỗ trợ kịp thời như: hỗ trợ vay vốn, liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, máy nông nghiệp và thực hiện các Chương trình, Dự án, Đề án về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
Những kết quả bước đầu và những mục tiêu, giải pháp, chính sách của huyện Can Lộc trong thời gian tới sẽ tạo cơ hội cho người nông dân trên địa bàn tiếp cận được với kỹ thuật mới, áp dụng vào thực tiễn sản xuất, cải thiện thu nhập và nâng cao đời sống. Đây chính là giải pháp quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện khóa XXXVI đề ra.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã