Học tập đạo đức HCM

Người dân Can Lộc làm hàng thủ công mỹ nghệ từ bèo tây

Chủ nhật - 18/07/2021 00:45
Từ một loại cây mọc hoang ở các ao hồ ngập nước, các con sông, người dân thường dùng để làm thức ăn cho vật nuôi, thời gian gần đây, người dân trên địa bàn Can Lộc đã khai thác cuống bèo tây (bèo Nhật Bản) phơi khô làm hàng thủ công mỹ nghệ.

                                                                    Người dân thu gom bèo nguyên liệu

                                                      Bèo được sơ chế phơi khô đem về nơi tập kết

                   Công ty TNHH Huy Phong và Công ty TNHH Đổi mới trao đổi hướng dẫn kỹ thuật với thầy giáo Nguyễn Quốc Hiệp

Việc khai thác bèo tây làm đồ mỹ nghệ được khởi xướng từ ý tưởng của thầy giáo Nguyễn Quốc Hiệp, Phó Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng xã Quang Lộc và Mỹ Lộc. Cách đây 7 năm thầy Nguyễn Quốc Hiệp đã ra tận Kim Sơn, Ninh Bình để tìm hiểu và quyết tâm thực hiện ý tưởng sử dụng bèo tây làm nguyên liệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Anh đã liên hệ với Công ty TNHH Huy Phong, huyện Cẩm Xuyên và Công ty TNHH Đổi mới, Kim Sơn, Ninh Bình để tập huấn, hướng dẫn các kỹ thuật trong sơ chế, bảo quản nguyên liệu, quy trình sản xuất, bảo quản sản phẩm và các đơn hàng xuất khẩu.

Còn chị Trần Thị Hiền, tổ dân phố Hồng Vinh thị trấn Nghèn, sau nhiều lần tìm hiểu và nhận thấy nguồn nguyên liệu tại địa phương dồi dào chị đứng ra thu mua bèo nguyên liệu cho bà con. Chị Hiền cho biết: việc thu gom bèo tây góp phần khơi thông dòng chảy, phòng trừ nạn chuột và còn tạo công ăn việc làm kiếm thêm thu nhập nhất là trong đợt dịch Covid-19 này. Mấy ngày qua chị huy động 10 tổ với hơn 60 người đi vớt bèo tại tổ dân phố và các vùng lân cận.

Người dân tổ dân phố Hồng Vinh cho rằng công việc làm đồ thủ công mỹ nghệ từ bèo tây phù hợp với người dân nông thôn nhất là đối với những người cao tuổi và phụ nữ, trẻ em.

Theo ý kiến từ phía người dân và đại diện các công ty, để nghề làm thủ công mỹ nghệ từ bèo tây phát triển bền vững cần có sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền, các ngành chức năng để mở rộng quy mô, phát triển công nghệ sản xuất và việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

 

Phương Mai – Thế Thắng

https://canloc.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Máy chủ tìm kiếm47
  • Khách viếng thăm194
  • Hôm nay40,881
  • Tháng hiện tại698,950
  • Tổng lượt truy cập90,762,343
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây