Học tập đạo đức HCM

Nông dân Thiên Lộc nỗ lực “cứu” hơn 100 ha hành tăm

Thứ tư - 04/11/2020 20:01
Sau mưa lũ, 130 ha hành tăm của người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) bị thiệt hại nặng nề, trong đó 10 ha mất trắng, số còn lại thiệt hại từ 50 - 70%.
68d2204833t14227l0

Cánh đồng hành tăm ở Thiên Lộc tan hoang sau lũ.

Hơn 2 ngày nay, kể từ khi nước lũ bắt đầu rút, người dân Thiên Lộc đã tranh thủ ra đồng “cứu” hành tăm để vớt vát lại ít thu nhập và phục vụ thị trường tết.

Cẩn thận đỡ từng gốc hành để dặm lại, vớt lượng rơm gần như đã mục nát để tấp vào từng gốc cây, mấy hôm nay, bà Võ Thị Hiền ở thôn Hòa Thịnh (Thiên Lộc) gần như dành hết thời gian trên ruộng hành.

68d2204910t90556l0

Sau mưa, gốc hành nổi trắng ruộng.

Bà Hiền cho biết: “Năm ngoái trồng gần 2 sào cho thu nhập hơn 10 triệu đồng/sào nên năm nay gia đình tôi mở rộng diện tích lên 3 sào. Đợt lũ vừa rồi khiến hầu hết diện tích cây trồng bị nổi gốc... Nguồn chi tiêu trong gia đình thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn”.

68d2204945t27475l0

Ngay sau khi nước rút, bà Võ Thị Hiền ở thôn Hòa Thịnh dành nhiều thời gian trên đồng ruộng.

Thời điểm này của những năm trước, người dân Thiên Lộc đã khởi động một mùa thu hoạch bận rộn với việc nhổ tỉa hành tăm bán dần.

Thế nhưng năm nay, thời tiết đã lấy đi niềm vui ấy. Sau mưa lũ, hầu hết hành tăm trên đồng ruộng nổi gốc trắng xóa. Để kịp thời cứu cây trồng, bà con phải tranh thủ mọi thời gian để đỡ cây, tấp gốc giữ độ ẩm cho hành ra củ, đồng thời ngăn ngừa cỏ mọc.

68d2205118t85237l0

Nhiều người dân chạy đua với thời gian với hy vọng vớt vát lại mùa vụ.

Cùng cán bộ mặt trận thôn đi kiểm tra từng cánh đồng để kiểm đếm, thống kê thiệt hại và đốc thúc bà con khắc phục hậu quả sau mưa lũ, ông Đậu Bá Chương - Trưởng thôn Hòa Thịnh không giấu nổi xót xa: “Xuống giống từ giữa tháng 6, mất bao công chăm bón trong cả mùa nắng khắc nghiệt, nay bắt đầu đến lúc thu hoạch lại bị mưa lũ tàn phá. Toàn thôn có 235/270 hộ sản xuất 25 ha hành tăm đều bị ảnh hưởng nặng nề, trong đó có nhiều hộ mất trắng. Gia đình tôi trồng 2,6 sào cũng thiệt hại hơn 50%”.

Còn bà Võ Thị Chín (thôn Đông Nam) cho hay: “Để có được 3 sào hành tươi tốt trước lũ, tôi phải ra tận Đức Thọ tìm mua lác rồi thuê xe chở về. Mỗi sào hành tính ra hết 1,5 triệu tiền lác để tấp gốc, 1,6 triệu tiền giống, chưa kể những ngày nắng nóng 2 vợ chồng già luôn ở trên đồng ruộng để chăm cây. Thế mà nay mưa lũ cuốn hết...”.

68d2210843t29744l0

Lãnh đạo địa phương cùng cán bộ cơ sở thăm đồng, động viên người dân khôi phục sản xuất, hướng dẫn bà con phòng trừ bệnh cho cây hành.

Sau lũ lụt, người trồng hành ở Thiên Lộc cũng đang đối mặt với khó khăn bởi tình trạng hành bị khô đầu lá, thối rễ và bệnh thán thư xuất hiện trên hầu hết diện tích cây trồng. Vì thế, ngoài việc đốc thúc bà con tranh thủ thời gian “cứu” những diện tích còn sót lại, chính quyền xã cũng đã giao cán bộ chuyên môn thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để hướng dẫn người dân các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ kỹ thuật khi phát hiện các loại bệnh trên cây trồng.

Phó Chủ tịch UBND xã Thiên Lộc Nguyễn Thanh Cảnh cho biết: “Toàn xã có 9/10 thôn trồng hành với diện tích 130 ha, đợt mưa lũ vừa qua làm 10 ha mất trắng, số diện tích còn lại cũng thiệt hại từ 50-70%. Địa phương cũng đã chỉ đạo các thôn rà soát diện tích thiệt hại để có kế hoạch hỗ trợ các loại giống rau củ ngắn ngày, đảm bảo sản xuất, giúp bà con có thêm nguồn thu nhập”.

“Với mục tiêu đưa hành tăm trở thành loại rau màu chủ lực trong phát triển nông nghiệp của địa phương, đến nay, Can Lộc đã mở rộng diện tích loại cây trồng này lên 200 ha ở các xã: Thiên Lộc, Vượng Lộc, Thuần Thiện. Trận lũ vừa qua khiến hầu hết diện tích trồng hành ở Can Lộc bị hư hỏng, thiệt hại đến nay vẫn chưa thể thống kê hết” - ông Phan Cao Kỳ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Can Lộc thông tin.

Theo Thúy Ngọc/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm126
  • Hôm nay21,774
  • Tháng hiện tại889,285
  • Tổng lượt truy cập90,952,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây