Trong khi nhiều huyện, diện tích lúa xuân gặt chưa đạt 50% thì Đức Thọ đã đạt gần 80%. Đến nay, trên 50 ha diện tích lúa hè thu chạy lụt được gieo cấy, phấn đấu cấy xong toàn bộ trước ngày 5/6.
“Đám ruộng này tui gặt vừa gặt hôm kia, đạt năng suất trên 3 tạ/sào. Đây là địa bàn thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt, gặt xong gia đình tui tranh thủ cấy sớm, không chạy đua với thời vụ dễ mắc lụt lắm”, chị Nguyễn Thị Hồng Vinh, xã Đức La cho biết thêm.
Ông Nghiêm Sỹ Đông, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Đức Thọ cho hay: "Huyện đã chỉ đạo các địa phương bắc mạ chân ruộng từ ngày 10/5, sớm hơn lịch của tỉnh 5 ngày. Đối với vùng HT chạy lụt, ngoài cơ cấu bộ giống cực ngắn thì xuống giống sớm là nguyên tắc “vàng” để SX ăn chắc".
Theo kế hoạch, đã đến kỳ đổ nước vào chân ruộng làm đất SX (từ 25/5 - 10/6) nhưng ở một số vùng lúa vẫn chưa chín nên khả năng lịch mở nước sẽ phải lùi lại.
Ông Bùi Quang Hoàn, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh: “Cùng với những giải pháp “lấy nước điều hành thời vụ”, ngành cũng đã khuyến cáo các địa phương bắc mạ đúng lịch, xuống giống đồng loạt, kết thúc trước ngày 10/6. Ngay từ đầu vụ, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, quản lý chặt chẽ việc thực hiện cơ cấu giống của tỉnh; lấy mẫu kiểm tra chất lượng các lô giống, phân bón nhằm phục vụ tốt cho SX”. |
Việc chậm tiến độ đến cả chục ngày sẽ có thể ảnh hưởng đến mùa vụ lắm tai ương sắp tới. Đó là chưa kể, vào chính vụ, giá công cấy, tiền thuê máy sẽ khó lường trước nhu cầu sử dụng tăng cao. Điều này dẫn đến việc ngại đầu tư của không ít nông dân, làm giãn tiến độ mùa vụ.
Trước tình hình nắng nóng gay gắt trong nhiều ngày qua, để đảm bảo nguồn nước phục vụ tưới cho vụ HT, các Cty thủy lợi cũng đã lên phương án tưới, chủ động đối phó với tình hình hạn hán có thể xảy ra.
Ông Nguyễn Duy Hoàn, PGĐ Cty TNHH MTV Thủy lợi Nam Hà Tĩnh cho biết: “Hiện mực nước hồ Kẻ Gỗ đạt 27,7 m, sông Rác 20,79 m và Thượng Tuy 21,98 m. Mực nước này được đánh giá là cao hơn cùng kỳ năm 2013 và có khả năng đủ tưới cho vụ HT. Song điều lo ngại là các hồ nhỏ và đập dâng, nhất là các công trình ở Hương Khê và Kỳ Anh đang thiếu nước.
Để đối phó với tình hình hạn hán, Cty đã đưa ra các phương án chống hạn cụ thể cho từng vùng nhằm tận dụng tối đa nguồn nước từ các hồ chứa, đập dâng. Bên cạnh đó, dự phòng bơm hỗ trợ nguồn từ trục tiêu, sông nước hoặc dựa vào nguồn nước hồi quy”.
Theo dõi của Chi cục Thủy lợi Hà Tĩnh, ngoài những điểm hạn thường xuyên do nằm cuối kênh tưới thì năm nay sẽ phát sinh một số vùng hạn do công trình hồ đập đang xây dựng, sửa chữa. Đặc biệt là ở Hương Khê, chưa qua vụ xuân mà trên địa bàn đã có 14 hồ nhỏ cạn đáy; 4 hồ ở Nghi Xuân gần như bất lực với nguồn nước tưới nếu không có mưa tiểu mãn. Cùng với nỗi lo thiếu nước thì tình hình xâm nhập mặn cũng đáng báo động.
Ông Nguyễn Văn Thắng, Trưởng phòng Kỹ thuật, Cty TNHH MTV Thủy lợi Bắc Hà Tĩnh cho biết: “Đến thời điểm này, xâm nhập mặn ở hai điểm “nóng” là cống Trung Lương và vùng Xuân Hồng, Xuân Lam (Nghi Xuân) chưa đáng ngại, nhưng nếu nắng nóng kéo dài, khả năng nhiễm mặn rất cao, khó tạo nguồn cho hệ thống sông Nghèn từ cống Trung Lương và gây cháy hạn vùng Xuân Lam, Xuân Hồng vì cống không thể mở tưới. Trong trường hợp này, Cty sẽ lấy nước từ trạm bơm Linh Cảm đổ về các trục tiêu bơm tạo nguồn về các vùng hạn”.
nguồn: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã