Học tập đạo đức HCM

Nan giải vấn đề nước sạch ở Đức La

Thứ hai - 14/03/2016 23:57

Nan giải vấn đề nước sạch ở Đức La

Vịt trời là vật nuôi khá mới mẻ đối với những người dân mà quanh năm chỉ quẩn quanh với mấy sào ruộng, ít con gà, con lợn như ở vùng quê xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Bến đò Vó, thôn Quyết Tiến, không biết tự bao giờ đã thành không gian sinh hoạt cộng đồng của bà con xã Đức La. Cùng một bến sông, một người phụ nữ giặt quần áo, một người nông dân rửa bình thuốc trừ sâu sau khi làm đồng về… và rồi, cả rổ rau cho bữa ăn của một gia đình cũng được vớt lên từ đó. Với họ, bao nhiêu năm qua, trong điều kiện thiếu nguồn nước sạch, dẫu ý thức được sự ô nhiễm thì tất cả cũng bất lực.

Cũng bến sông này, người dân rửa rau, giặt quần áo, thậm chí là rửa bình thuốc trừ sâu.

Chị Hoàn Thị Quế - người dân xã Đức La bức xúc nói: “Nước lên xuống, thuyền qua lại, rác thải từ chợ, rồi gia súc, gia cầm chết đều đi qua đây cả… Nhưng vẫn phải dùng, phải sinh hoạt thôi”. Chị Bùi Thị Hường khệ nệ bưng chậu quần áo bước lên từ bến sông trò chuyện với chúng tôi vẻ an phận: “Biết là bẩn, mất vệ sinh, nhưng làm sao được, bao năm rồi vẫn thế…”.

So với hàng xóm, gia đình anh Hoàng Xuân Hảo còn đỡ hơn khi xây bể lắng lọc nước ngay tại nhà. Tuy nhiên, nguồn nước dẫn vào cũng từ ngoài sông. Xắn quần lội ra tận mép ngoài bờ sông để mục sở thị cái cách mà anh Hảo làm ra nước sạch cho gia đình, chúng tôi mới giật mình. Chỉ đơn giản vài ống giếng đúc sẵn, dăm bao cát sỏi và hệ thống ống dẫn là có nước về tận nhà. Ăn uống, tắm giặt… tất cả chỉ trông chờ vào đó.

Tuy nhiên, anh Hào cho biết: Đến lúc này, chỉ sau một thời gian ngắn, qua mấy lần thủy triều, bùn và rác rưởi bồi lấp, hệ thống lọc chỉ còn trơ miệng ống. Trong điều kiện khó khăn chung, người dân đành phải chấp nhận thực tại.

Tại những vùng xa hơn, phần lớn người dân phải đầu tư các giếng khoan trong lòng đất. Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều cuộc kiểm nghiệm gần đây thì tất cả mẫu nước được lấy từ các giếng khoan của người dân Đức La đều không đạt yêu cầu về chất lượng an toàn. Nhiều hộ khá giả hơn đầu tư trên cả chục triệu đồng để đặt ống dẫn, chấp nhận hút nước từ ngoài sông về lắng lọc rồi sử dụng. Mất an toàn vệ sinh là điều ai cũng biết, tuy nhiên, vì nhu cầu thiết yếu nên đành phải sử dụng.

Đã từ lâu, hơn 460 hộ dân của xã Đức La đều phải chấp nhận sinh hoạt trong tình cảnh như vậy. Là vùng ngoài đê, việc sống chung và chịu nhiều thiệt thòi do ngập lụt đã trở nên quen thuộc với bà con. Tuy nhiên, nước sạch thực sự đang trở thành vấn đề bức thiết của gần 2.000 nhân khẩu ở đây.

Ông Nguyễn Xuân Linh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đức La cho biết, đây là nỗi trăn trở của chính quyền xã trong nhiều năm qua. Theo quy định tiêu chí thứ 17 (môi trường), ngoài các vấn đề khác thì phải có 90% số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó, 50% hộ sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn quốc gia. Vấn đề ở đây không chỉ là câu chuyện của tiêu chí hay việc cán đích nông thôn mới, quan trọng hơn chính là nhu cầu bức thiết trong vấn đề nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn tại vùng ngoài đê còn nhiều khó khăn này.

Theo Thuận Huế/baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập197
  • Hôm nay18,450
  • Tháng hiện tại885,961
  • Tổng lượt truy cập90,949,354
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây