Cuối năm 2019, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, tại các địa phương Kỳ Khang, Kỳ Tiến, Kỳ Văn đã triển khai thực hiện phá bỏ bờ thửa nhỏ, hình thành ô thửa lớn, kết hợp cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa, với tổng diện tích hơn 39,25 ha. Theo đó, công tác chỉ đạo triển khai sản xuất được thực hiện tập trung đồng bộ (cơ cấu giống và ngâm ủ giống cùng ngày, gieo cấy tập trung; bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình sản xuất…), thuận tiện trong việc điều hành nước tưới và náy móc phục vụ cho làm đất, thu hoạch lúa; ý thức tự giác của nhân dân được nâng lên trong việc chấp hành các chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên.
Đến nay, mô hình đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Tính trên 1 ha, hiệu quả kinh tế tăng tăng 15%, khoảng từ 3,5 – 4 triệu đồng/ha/vụ; tỷ lệ đất sản xuất tăng thêm khoảng 2,4% so với sản xuất truyền thống. Giảm công làm cỏ bờ, công cuốc góc ruộng từ 7-8 công/vụ/ha, giảm cỏ dại, sâu bệnh gây hại khác do hạn chế được nơi trú ẩn của sâu bệnh, giảm vật ký chủ truyền từ vụ này sang vụ khác…Đồng thời tăng hiệu suất hoạt động của máy làm đất và máy gặt đập liên hợp lên 80%, năng suất, sản lượng tăng từ 3 -5%...
Mô hình này đã từng bước thay đổi được thói quen trong sản xuất nhỏ lẻ và gieo cấy truyền thống của người dân, hướng đến một nền sản xuất nông nghiệp tập trung, đồng nhất về giống, sản phẩm, quy trình sản xuất hướng đến sản xuất theo hướng hàng hóa hiện đại góp phần làm giảm chi phí, sức lao động đồng thời tăng năng suất và thu nhập cho người dân.
Hội nghị đã nghe đại diện các địa phương trình bày một số khó khăn trong quá trình thực hiện và đưa ra các giải pháp nhằm tăng hiệu quả thực hiện mô hình.
Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thanh Hải – Phó chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện của huyện nhà. Nhân dịp này, đồng chí cũng biểu dương và ghi nhận các địa phương đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định trong việc thực hiện mô hình phá bờ thửa nhỏ, xây dựng cánh đồng lớn. Và khẳng định đây là tiền đề, cơ sở để đưa nông nghiệp huyện phát triển lên một tầng cao mới, chuyên môn hóa và tăng năng suất cây trồng.
Đặc biệt, qua rà soát đánh giá, đồng chí cũng yêu cầu cần kiên trì và quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện, dễ làm trước, khó làm sau. Đúc rút bài học kinh nghiệm qua quá trình thực hiện và nghiêm túc tiếp thu để thực hiện có hiệu quả, tránh lãng phí thời gian, tiền của; Là mô hình mới, mô hình khó nên các địa phương cần chú trọng vận động, tuyên truyền đến nơi đến chốn cho từng người dân, để họ hiểu rõ hơn chủ trương của Huyện, để từ đó đồng thuận chấp hành và thực hiện có hiệu quả.
Huyền Trang - Phạm Tuấn
http://kyanh.hatinh.gov.vn/
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã