Theo chân cán bộ Trung tâm Khuyến nông tỉnh về "thủ phủ" cam Khe Mây ở xã Hương Đô (Hương Khê), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi được "mục sở thị" vườn cam bạt ngàn quả của anh Nguyễn Văn Đồng ở xóm 2, xã Hương Đô. Vườn cam của gia đình anh có 1.000 gốc, trong đó hơn 600 gốc chuẫn bị cho thu hoạch.
Anh Đồng cho biết: Cam ở đâu rụng chứ ở vườn của anh thì tỷ lệ này không đáng kể, mỗi cây chỉ vài ba quả là nhiều. Cam năm nay quả đều đẹp, mỗi cây bình quân cho cho 7 - 8 yến quả. Khoảng một tháng nữa là cam sẽ chín đều, vào mùa thu hoạch với năng suất ước đạt từ 12 - 15 tấn/ha.
"Nhờ áp dụng đầy đủ các biện pháp canh tác theo đúng quy trình, đặc biệt là chăm sóc, bón phân hợp lý, cây cam đủ chất dinh dưỡng, chống chịu được sâu bệnh nên không bị vàng lá, rụng quả. Không chỉ vườn cam của tôi mà hơn 250 ha trồng cam ở đây đều được người dân chăm sóc tốt, cho năng suất rất cao" - anh Đồng chia sẻ.
Rời Hương Đô, chúng tôi về vùng cam theo quy trình VietGap ở xã Đức Lĩnh (Vũ Quang). Trên những quả đồi là hàng nghìn cây cam xanh tốt, mỗi cây cho thu hoạch hơn 1 tạ quả. Đây là những vườn cam được Trung tâm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt đến tận từng gốc cây. Nhờ vậy, cây cam luôn phát triển tốt, hàng năm đều ra hoa, đậu quả.
Chủ vườn cam Nguyễn Trọng Thân ở thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh cho hay: Mỗi cây cam sau 3 năm mới bắt đầu cho quả. Nhưng muốn "khai thác" được nhiều năm thì trước hết, cây phải đủ chất. Căn cứ vào số lượng quả trên cây đã thu hoạch từ vụ trước để từ đó đầu tư chăm bón hợp lý thì cây mới không bị thoái hóa sớm. Ngoài ra, thường xuyên tỉa cành, tảo tán và phòng trừ tốt bệnh ghẻ cam, ruồi đục quả, ngài chích hút...; đồng thời, sử dụng chế phẩm sinh học trong quá trình chăm sóc.
Thời gian gần đây, tại một số địa phương xẩy ra hiện tượng cam bị rụng quả, ông Nguyễn Văn Trí - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cho rằng: So với diện tích cam đậu quả trên địa bàn tỉnh thì số bị rụng qủa chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân khiến cam của một số vườn bị rụng một phần do cây lâu năm bị thoái hóa. Quan trọng nhất là người dân chưa thực hiện đúng các biện pháp canh tác, đầu tư chăm sóc còn hạn chế dẫn đến sâu bệnh. Có thể, một số hộ dân giảm chi phí đầu vào mong muốn thu về lợi nhuận cao hơn?!
Cũng theo ông Trí, người dân không nhất thiết phải mở rộng diện tích mà cần tập trung đầu tư, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để cây cam được "khỏe" mới cho quả ngon, đẹp, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, tỉnh và ngành NN&PTNT cần quan tâm hơn về chính sách hỗ trợ, tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, kỹ thuật cho người dân; tham quan học hỏi từ các mô hình trồng cam theo quy trình VietGap để từ đó thay đổi tư duy, đầu tư phát triển bền vững...
Qua khảo sát chưa đầy đủ, hiện toàn tỉnh có 3.880 ha cam chanh cho quả, sản lượng ước tính trên 40.000 tấn. Trong đó, các vùng thâm canh trọng điểm của tỉnh là Khe Mây (Hương Khê); Đức Lĩnh (Vũ Quang), Sơn Mai (Hương Sơn), Thượng Lộc (Can Lộc) và Ngọc Sơn (Thạch Hà) có diện tích hơn 1.000 ha, sản lượng 18.500 tấn....Dự kiến thời gian thu hoạch rộ của cam chanh tại các vùng trọng điểm bắt đầu từ 5 - 20 tháng 11. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã