Học tập đạo đức HCM

Chàng trai tật nguyền trở thành tỷ phú nhờ ươm cây giống

Thứ sáu - 03/02/2017 06:56
Ra trường với hai tấm bằng đại học, 1 bằng thạc sỹ nhưng chàng trai khuyết tật ở Hà Tĩnh đã về quê làm giàu bằng nghề ươm cây giống.
Chàng trai mà chúng tôi nói đến là Trần Kim Việt (26 tuổi, trú xóm 5, xã Hương Long, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Dù tật nguyền từ nhỏ, đi lại khó khăn nhưng Việt đã vươn lên trở thành ông chủ vườn ươm các loại cây giống lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh.
 
Chang trai tat nguyen tro thanh ty phu nho uom cay giong
Anh Việt bên vườn cây ăn quả do mình ươm trồng. 
Những ngày cận kề Tết Nguyên Đán, vượt quãng đường hơn 50 cây số về vùng lũ huyện miền núi Hương Khê, chúng tôi có dịp ghé thăm cơ ngơi vườn ươm cây giống tiền tỷ của chàng trai 9X Trần Kim Việt.
 
Vừa lê từng bước chân khó nhọc, dẫn chúng tôi tham quan vườn ươm rộng 5.000 m2, anh Việt vừa tâm sự.
 
Anh vốn sinh ra trong gia đình có 4 anh em, bố bị di chứng chất độc da cam, mẹ bị hở van tim độ 3. Khi sinh ra, Việt thua thiệt bạn bè với chân trái bị teo cơ, mềm nhũn, chân phải không bình thường (chân phải dài hơn chân trái 5 cm), bàn chân dị dạng.
 
Năm lên 8 tuổi, trong khi bạn bè cùng trang lứa tung tăng cắp sách tới trường. Việt, chàng trai có đôi chân lèo khèo lại một mình lặng lẽ, lê lết đi lại trong nhà.
 
Những buổi chiều tan học, lớp trẻ cùng trang lứa tung tăng đi học về lại ùa đến trêu đùa Việt “Việt khều, Việt mù chữ…”. Những hình ảnh đó cứ ám ảnh mãi trong đầu đứa trẻ tật nguyền năm nào.
 
Thiệt thòi hơn bạn bè cùng trang lứa vì bệnh tật, nên lúc bạn bè đi học, Việt lại tập đi từng bước nặng nề trên đôi chân khập khiễng. Khao khát đến trường, Việt xin bố mẹ cho đi học cùng lớp với em gái kế mình.
 
“Hồi đó nhìn các bạn cắp sách tới trường thì mình cũng thèm lắm. Nhưng phải đến 2 năm sau, bố mẹ mới cho mình vào học lớp 1 cùng em gái”, Việt nhớ lại.
 
Mỗi lần đến trường nhọc nhằn sau chiếc xe đạp còi cọc của em gái, Việt nghĩ với bệnh tật của bản thân nếu không học, con đường tương lai sẽ đi vào ngõ cụt. Ngay từ khi bước chân vào lớp 1, trí tuệ hơn người của chàng trai tật nguyền được thể hiện ngay từ những lần phát biểu và giải bài tập ở lớp.
 
Sau 2 năm được em gái kèm cặp, thương em vất vả, Việt bắt đầu tự tập xe đạp, sau mỗi lần tan lớp, trong khi bạn bè về nhà, Việt lại nhờ em gái tập xe. Thế rồi đến năm lớp 3, một mình Việt đã có thể tự đạp xe đến trường.
 
Nhờ nghị lực vượt khó, từ năm lớp 1 đến lớp 12, Việt khiến bạn bè phải và thầy cô giáo phải nể phục bởi kết quả học tập đứng tốp đầu của trường, đạt nhiều giải thưởng cấp huyện và cấp tỉnh.
 
Mơ ước sau này sẽ trở thành một bác sỹ không thành, với 25,5 điểm thi đại học, Trần Kim Việt trúng tuyển vào nguyện vọng 2 ngành Nông - Lâm - Ngư, trường Đại học Vinh.
 
Vừa chập chững bước chân vào giảng đường đại học, Việt đã làm đủ thứ nghề từ gia sư, bán sách, sửa máy tính để kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống bản thân và giúp bố mẹ một phần chăm lo cho các em.
 
“Khi đăng ký vào ngành học này mình không nghĩ mình học cái gì. Không ngờ ngành học này lại mở ra con đường mới cho mình. Chính câu nói: cậu nên theo một loại cây trồng của Trưởng khoa Nông - Lâm - Ngư, trường Đại học Vinh đã khiến mình nghĩ ngay đến cây trầm hương”, Việt nhớ lại.
Chang trai tat nguyen tro thanh ty phu nho uom cay giong-Hinh-2
Với cơ ngơi vườn ươm rộng 5.000 m2, mỗi năm anh Việt sản xuất trên 20 vạn cây giống. 
Năm thứ hai đại học, Việt hoàn thành đề tài nghiên cứu về giống cây trầm hương và quyết định tạo giống thí nghiệm ngay trên chính quê hương của mình.
 
“Hồi đó, mỗi lần về quê, hình ảnh người dân lam lũ trườn mình trồng cây trầm hương vất vả nhưng thu nhập lại quá thấp. Mình lại trăn trở phải làm sao giúp đỡ bà con kiếm thêm thu nhập từ cây trầm”, Việt nói.
 
Nghĩ là làm, cứ mỗi lần học xong, Việt lại bắt xe đò gần 100 km về nhà, nhờ bố mẹ, anh em tới các vườn trầm của người dân địa phương xin nhặt hạt. Sau đó, anh mua bao bầu với số vốn 500 ngàn đồng để tiến hành gieo hơn 5.000 cây trầm hương theo đúng các kỹ thuật đã được học.
 
Thế rồi quả ngọt đã đến với chàng trai 9X, khi vào cuối năm 2010, hơn 5.000 cây trầm hương phát triển tốt, được người dân giành nhau mua trồng thử nghiệm. Số tiền bán cây giống thu được hơn 20 triệu đồng, khiến anh vô cùng vui mừng.
 
Thấy mô hình đạt hiệu quả, anh tiếp tục nhân rộng mô hình ươm giống cây trầm hương từ số tiền bán cây đợt trước. Lần này, anh ươm 10 vạn cây và nhờ bố mẹ chăm sóc vì anh phải xa nhà học tập.
 
Sau khi tốt nghiệp với 2 tấm bằng Đại học, Việt tiếp tục học lấy thêm bằng thạc sĩ Khoa học cây trồng vào năm 2014.
 
Anh khiến nhiều người bất ngờ khi từ chối nhiều cơ hội vào làm trong các cơ quan nhà nước cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An với mức lương khá cao đối với một chàng sinh viên mới ra trường.
 
Lý giải cho quyết định của mình, Việt nói: “Mình luôn mong muốn làm giàu trên chính quê hương. Và càng tin rằng thành công từ 2 lần ươm giống cây trầm hương sẽ là khởi đầu rất hữu ích để mình chọn quê hương là nơi lập nghiệp”.
Chang trai tat nguyen tro thanh ty phu nho uom cay giong-Hinh-3
Anh Việt (ở giữa) nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn trao tặng. 
Trở về quê, Việt sử dụng toàn diện tích đất vườn của bố mẹ rộng 5.000 m2 để làm vườn ươm. Từ thu nhập hàng chục triệu bước đầu, đến nay, vườn ươm của Trần Kim Việt có hơn 50 loại cây như trầm hương, sưa đỏ, cam bù Hương Sơn, cam chanh Vũ Quang…
 
Theo anh Việt, mỗi ngày, trung bình anh bán ra hơn 3.000 cây giống các loại, mỗi năm thu về trên 3 tỷ đồng. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm anh cũng thu được khoảng hơn 1 tỷ đồng tiền lãi.
 
Không những giúp mình làm giàu, vườn ươm của anh Việt còn góp phần giải quyết việc làm cho 10 lao động thường xuyên, trong đó có 2 lao động khuyết tật và 10 lao động thời vụ với mức lương 3 triệu đồng/tháng.
 
Hiện chàng trai này có cơ ngơi lên đến hàng tỷ đồng, với 1 công ty riêng và 3 cơ sở hợp tác kinh doanh khác. Sản phẩm từ vườn ươm của Việt không những có mặt khắp trên cả nước, mà còn có mặt trên thị trường các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Lào và Campuchia.
 
Năm 2016, Việt là một trong 85 đại biểu xuất sắc nhất nhận giải thưởng Lương Định Của do Trung ương Đoàn trao tặng. Chàng trai trẻ này còn nhận được nhiều giấy khen khác của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trao.
 
Đặc biệt, để phục vụ cho dịp Tết Đinh Dậu 2017, Việt đã tìm hiểu kỹ thuật và trồng thành công hơn 50 gốc cam đường canh (một giống cam đặc sản ở miền Bắc) trong vườn nhà để người dân chọn mua chơi Tết.
 
Ngoài ra, Việt đang xây dựng trang web vuonuomviet.com (đây là nơi để Việt quảng bá sản phẩm của mình, cũng là nơi trao đổi những kinh nghiệm của những người mê giống cây trồng).
Theo Phan Hiếu/VTC News
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập122
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại650,417
  • Tổng lượt truy cập91,824,146
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây