Học tập đạo đức HCM

Công ty TNHH Vạn Thành: GẮN SẢN XUẤT VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Thứ ba - 09/04/2013 03:51
Công ty TNHH Vạn Thành được thành lập năm 2005 với chức năng trồng rừng và chế biến lâm sản xuất khẩu. Đến thời điểm này công ty TNHH Vạn Thành đã có bước phát triển mạnh mẽ, xứng đáng là cánh chim đầu đàn trong lĩnh trồng rừng và chế biến lâm sản ở huyện miền núi Hương Khê…
Vị giám đốc trẻ tuổi Phạm Mạnh Tường sn 1970 sinh ra lớn lên ở xóm Đông Hải xã Gia Phổ huyện miền núi Hương Khê nơi vùng đất cằn, sỏi đá với ý chí nghị lực quyết tâm bứt phá vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất nghèo. Sau một thời gian tìm hiểu, học tập nghiên cứu anh biết rõ giá trị mà rừng mang lại cho người dân và chớp lấy thời cơ để phát triển kinh tế. Năm 1999-2000 khi có chủ trương giao đất giao rừng của Đảng và Nhà nước Anh không ngần ngại bắt tay vào nhận đất để trồng rừng. Tuy nhiên, những ngày đầu gặp không ít khó khăn vì tập quán của người dân từ trước tới nay chủ yếu là khai thác lâm sản từ rừng chứ việc trồng rừng thì chưa bao giờ họ có suy nghĩ đến.



Phạm Mạnh Tường giám đốc C.Ty TNHH Vạn Thành
 
 
Vượt khó đi lên
Công ty TNHH Vạn Thành chính thức được thành lập năm 2005 với chức năng trồng và chế biến lâm sản. Sự ra đời của công ty đã góp phần làm thay đổi diện mạo của vùng đất Hương Khê, tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở hai xóm Phú Trường và Phú Sơn ( xã Phú Gia, huyện Hương Khê )với mức thu nhập ổn định. Không chỉ tạo công ăn việc làm cho người dân, công ty Vạn Thành đã từng bước phủ xanh “vùng đất trắng” bằng việc trồng và bảo vệ được gần 500 ha rừng tại tiểu khu 226, trong đó gồm 40 ha cây gió Trầm, 350 ha cây keo làm nguyên liệu chế biến, 30 ha cây Lim xanh khoanh nuôi trồng dặm, đến thời điểm này đã có đường kính khoảng gần 20 cm và gần 100 ha tái sinh rừng tự nhiên. 


Nhà máy chế biến gỗ keo
 
Năm 2010-2011 công ty đã xây dựng nhà máy sản xuất gỗ nguyên liệu xuất khẩu tại xóm 12, xã Hương Long (Hương Khê ), để mở rộng quy mô sản xuất, tăng thu nhập tạo công ăn việc làm cho nhân dân tiếp tục thu hút  70 lao động tại chỗ là con em địa phương vào công ty tham gia sản xuất. Năm 2012 công ty đạt doanh thu 78 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước trên 6 tỷ đồng. Năm 2011 đã được Tổng cục thuế tặng giấy khen, 2012 Bộ tài chính xét  tặng bằng  khen.
Tiềm năng dự án...?
Năm 2013 công ty dự kiến đầu tư khoảng 29 tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất (mộc ) tiêu dùng nội địa và hướng ra xuất khẩu ,với quy mô sản xuất từ 8000 đến 10000 sản phẩm/năm. Sau khi nhà máy hoàn thành đi vào hoạt động ổn định sẽ tạo công ăn việc làm  hơn trăm lao động tại nhà máy và hàng ngàn người  dân  trồng rừng có thu nhập ổn định. Với mô hình đầu tư thiết thực mang lại nhiều lợi ích, ngoài lợi ích cho doanh nghiệp còn giải quyết được nhiều vấn đề lớn cho xã hội trong đó; Tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động, tăng nguồn thu ngân sách lớn cho địa phương, trung bình mỗi năm tạo nguồn thu trên 6 tỷ đồng. Tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trồng rừng trên địa bàn, giúp bà con gắn bó với việc trồng rừng, bảo vệ rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường...
Anh Phạm Mạnh Tường giám đốc công ty nói:  Nhà nước cần có chính sách giao đất giao rừng cho phù hợp mang tính dồn điền đổi thửa và đi vào trọng tâm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, có chính sách ưu đãi về đầu tư trồng rừng cho các tổ chức doanh nghiệp và các đơn vị, nhân dân, có sự phối hợp tốt giữa các cấp các ngành trên địa bàn, tổ chức và quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng. Khuyến khích các nhà các doanh nghiệp các tổ chức đầu tư các cơ sở chế biến có quy mô hiện đại phù hợp với điạ phương. Đặc biệt là các thủ tục hành chính và các chính sách hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp để thực tốt mục tiêu  vùng nguyên liệu gắn với cơ sở chế biến tại chỗ  thì sẽ góp phần cân bằng các vấn đề phát triển kinh tế kinh tế, VH – XH, AN –QP.
Việc phát triển rừng nguyên liệu gắn với chế biến là một hướng đi đúng đắn, vừa phù hợp với chủ trương, vừa phù hợp với tiềm năng và điều kiện thực tế của huyện miền núi Hương Khê . Trong tương lai, dưới sự điều hành và quản lý của vị giám đốc trẻ  đầy tài năng và được Đảng, nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ các chính sách, phối hợp tốt giữa các đơn vị và nhân dân... Chắc chắn công ty sẽ phát triển bên vững xứng đáng  là một doanh nghiệp điển hình và tiêu biểu của tỉnh Hà Tĩnh và vươn xa ra khu vực Miền Trung trong thời gian tới.
Theo huongkhe.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập482
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm472
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại803,321
  • Tổng lượt truy cập90,866,714
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây