Học tập đạo đức HCM

Gương sáng một nữ cựu thanh niên xung phong

Thứ ba - 02/08/2016 06:42
Chiến tranh đã đi qua gần một nửa thế kỷ nhưng những dư âm của nó vẫn còn hiện hữu trên mỗi mảnh đất, mỗi con người của quê hương Hương Khê anh hùng, đặc biệt là đối với những người đã từng trực tiếp đối mặt với đạn bom, với quân thù, đã từng xả thân để bảo vệ độc lập, tự do cho đất nước thì câu chuyện về những đau thương, mất mát và có cả hào hùng dường như chỉ mới diễn ra ngày hôm qua. Đặc biệt hơn, chính những ký ức có cả nước mắt và niềm tự hào đó đã trở thành động lực để những chiến sĩ anh dũng năm xưa bây giờ trở thành những người nông dân làm kinh tế giỏi. Bà Lê Thị Xuân, Chi hội trưởng chi hội 1, hội cựu Thanh niên xung phong (TNXP) xã Hương Long là một người như thế.
TNXP Lê Thị Xuân đang chăm sóc cho vườn cam

TNXP Lê Thị Xuân đang chăm sóc cho vườn cam

Sinh ra và lớn lên trong thời điểm đất nước bị xâm lược, cũng như bao thanh niên yêu nước khác, bà Xuân tình nguyện lên đường đi làm TNXP, lúc ấy bà cùng các đồng đội thuộc đại đội 552 hàng ngày phá bom, mở đường, thông tuyến cho xe chi viện miền Nam. Với sức trẻ và lòng yêu quê hương đất nước nồng nàn, bà đã luôn cố gắng hết sức để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về, chồng đi bộ đội xa, một mình bà tiếp tục sản xuất nông nghiệp, nhưng vùng đất vốn cằn cỗi, lại có khí hậu khắc nghiệt nên dù rất cần cù, chịu khó nhưng cuộc sống vẫn rất khó khăn, ngoài đồng ruộng ra gia đình bà không có thêm nguồn thu nhập nào. “Nhiều lúc ốm đau, cos những vết thương chiến tranh tái phát nhưng không có tiền đi bệnh viện, mua thuốc, vay mượn lắm cũng phiền hàng xóm, anh em nên đành chịu đựng, mỗi lúc nghĩ lại mà thấy khổ quá, càng tủi thân và ấm ức nữa, ngày xưa chiến tranh đau khổ thế vượt qua được vậy mà bây giờ để cái nghèo, cái đói đeo bám mãi” - bà Xuân ngậm ngùi chia sẻ.
Trong lúc đang bế tắc thì Hội cựu TNXP ra đời, bà như có được chỗ dựa. Nhờ sự động viên và ủng hộ của các hội viên hội cựu TNXP, bà động viên người con đang làm ăn xa trở về cùng gia đình tập trung cải tạo vườn, xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi và trồng trọt. Vì nguồn tiền ủng hộ từ kêu gọi quyên góp của Hội đã sử dụng để sửa lại ngôi nhà tạm bợ dột nát nên gia đình bà lại gặp khó khăn về vấn đề vốn. Nhờ có sự hướng dẫn, động viên của cấp ủy, chính quyền xã và đặc biệt là sự ủng hộ của các đồng đội cũ, bà và các con đã mạnh dạn vay vốn hộ nghèo để xây dựng 200m2 nhà chuồng nuôi lợn và gà, năm đầu số gà là 800 con, lợn 40 con, những năm sau khi đã có kinh nghiệm trong chăm sóc bà tăng dần số lượng và quy mô. Để tận dụng nguồn phân chuồng từ chăn nuôi bà đã cải tạo vườn tạp để trồng 150 gốc cam các loại, và cây ăn quả như hồng, na, táo…vv... Nhờ vậy, mỗi năm thu nhập của gia đình bà cũng đến 20 - 30 triệu đồng, cuộc sống được cải thiện rất nhiều.
Đã có những lúc cuộc sống không mỉm cười với gia đình bà, khi những rủi ro bất ngờ ập đến, dịch cúm gia cầm làm gà chết hai đợt, mỗi đợt trên 600 con, dịch lở mồm long móng cũng làm thiệt hại thu nhập của bà từ lợn. Nhưng những khó khăn đó không thể làm người nữ cựu TNXP gục ngã. Bằng ý chí và quyết tâm của một người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế, bà tiếp tục mạnh dạn đầu tư nuôi trở lại, đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình kinh tế khác trong huyện mô hình của mình đạt kết quả cao hơn.
Và không phụ công bà, giờ đây khi đến thăm ngôi nhà, khu vườn của bà Lê Thị Xuân, xã Hương Long, không ai có thể nghĩ rằng tất cả là của một nữ cựu TNXP đang mang trên mình thương tích của chiến tranh. Một vườn cam hơn 200 gốc xanh mướt đang chờ ngày cho quả, gần 50 gốc các loại cây ăn quả khác; đàn gà và lợn tạo thu nhập gần 40 triệu đồng/năm. Mặc dù nguồn thu nhập chưa phải là lớn, nhưng đã giúp gia đình bà cải thiện cuộc sống rất nhiều và lấy lại được niềm tin, rằng không gì có thể khuất phục được sức chiến đấu của những TNXP anh dũng năm xưa. Nữ cựu TNXP Lê Thị Xuân là tấm gương sáng cho ý chí, nghị lực, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên thoát nghèo, thể hiện được phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của người chiến sĩ cách mạng. Đồng thời cũng thể hiện được vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội trong việc giúp đỡ hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Theo: huongkhe.gov.vn
 Tags: những

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập286
  • Hôm nay81,361
  • Tháng hiện tại786,474
  • Tổng lượt truy cập90,849,867
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây