Trạm quản lý, bảo vệ rừng Rào Rồng triển khai công tác BVR - PCCCR...
Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê được thành lập vào cuối năm 2018 trên cơ sở hợp nhất hai đơn vị Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Tiêm và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Ngàn Sâu. Sau hơn một năm thành lập, đơn vị đã ổn định tổ chức bộ máy, kiện toàn các Ban chỉ đạo, củng cố 9 Trạm bảo vệ rừng, thành lập 9 tổ đội xung kích phòng cháy chữa cháy rừng. Đặc biệt, Ban đã tăng cường công tác phối hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ, kịp thời với 2 đồn Biên Phòng và cấp ủy, chính quyền địa phương của 12 xã có diện tích rừng do Ban quản lý. Quan tâm đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác BVR-PCCCR. Đồng thời, xây dựng các phương án BVR-PCCCR cụ thể, sát thực với tình hình đặc điểm của địa phương. Nhờ đó, công tác Quản lý bảo vệ rừng, Phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn có nhiều chuyển biến tích cực.
Sẻ phát thực bì....
Năm 2019, Ban đã chỉ đạo các lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm tra rừng tại gốc hơn 700 lượt; đóng lán trại để canh giữ tại các điểm nóng trước đây thường xảy ra khai thác gỗ trái phép tại các tiểu khu 238, 258, 245 xã Hương Trạch, các tiểu khu 275, 272, 274 , xã Hương Lâm và tiểu khu 265, 270 xã Hương Liên; Phá nhiều lán trại, kè đập ngăn nước của người dân dùng để khai thác, vận chuyển gỗ trái phép. Phát hiện và thu hồi trên 9,6m3 gỗ các loại và không để xảy ra cháy rừng trên diện tích Ban quản lý.
Cán bộ BQL Rừng Phòng hộ Hương Khê tuyên truyền tại hộ gia đình, ký cam kết BVR-PCCCR...
Gia đình Ông Đặng Văn Nghê, ở thôn 1 xã Phúc Trạch, sống cạnh rừng đã hàng chục năm nay. Ngay từ đầu mùa khô, bản thân ông và các thành viên trong gia đình được cán bộ của Ban và Trạm Bảo vệ rừng đến tận hộ gia đình để tuyên truyền, vận động, nhắc nhở và ký cam kết về trách nhiệm trong công tác Bảo vệ rừng, Phòng cháy chữa cháy rừng. Nhờ đó, diện tích rừng của gia đình ông cũng như rừng của các hộ khác trong khu vực phát triển tốt, không để xảy ra cháy rừng. “ Ông Đặng Văn Nghê cho biết: “Rừng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhờ số diện tích rừng được nhà nước giao cho gia đình ông quản lý bảo vệ, trồng và chăm sóc, đã giúp ông bà nuôi hai người con ăn học thành đạt và ổn định cuộc sống gia đình nên ông luôn phối hợp tốt với Trạm Bảo vệ rừng và nhân dân địa phương chủ động trong công tác BVR-PCCCR”
Kiểm tra công tác BVR-PCCCR ...
Dự báo, năm nay tình hình thời tiết trên địa bàn sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, vì vậy Ban Quản lý rừng Phòng hộ Hương Khê đã chủ động, thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của mùa khô. Ở địa bàn huyện Hương khê, mùa khô sẽ bắt đầu từ tháng 4 hàng năm, nên Ban quản lý rừng Phòng hộ Hương Khê đã sớm xây dựng chi tiết các phương án BVR-PCCCR. Anh Nguyễn Thượng Hải, Trưởng Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Hương Khê cho biết thêm: “Ban cũng xác định, trên diện tích rừng do Ban quản lý có 6 vùng nguy cơ bị xâm hại cao về khai thác, tập kết, vận chuyển lâm sản và 4 vùng có nguy cơ dễ cháy, sẻ phát và lấn chiếm trái phép. Vì vậy, các phương án BVR-PCCCR năm 2020 được Ban xây dựng rất cụ thể, chi tiết và phù hợp với tình hình địa bàn. Thành lập Ban chỉ đạo; ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên; thành lập 1 tổ bảo vệ rừng cơ động và PCCCR gồm 6 đồng chí; duy trì hoạt động của 9 tổ đội xung kích ở 9 trạm bảo vệ rừng. Chỉ đạo các lực lượng của Ban và các Trạm tăng cường công tác phối hợp với các lực lượng chức năng và người dân trên địa bàn nhằm phát hiện, ngăn chặn xử lý kịp thời các hành vi xâm hại rừng, phấn đấu hạn chế thấp nhất cháy rừng trong mùa khô”
Dọn thực bì, làm các đường băng cản lửa...
Cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, Ban Quản lý rừng Phòng hộ Hương Khê đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ, công cụ phục vụ bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Chủ động thực hiện phương châm 4 tại chỗ, gồm: Lực lượng tại chỗ, Chỉ huy tại chỗ, Phương tiện tại chỗ và Hậu cần tại chỗ” . Đây là những yếu tố, điều kiện cơ bản để Ban Quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê bảo toàn diện tích trên 31.200 ha rừng, chiếm gần 1/3 tổng diện tích rừng của toàn huyện.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã