Học tập đạo đức HCM

Hương Sơn bứt phá từ hai mũi nhọn kinh tế

Thứ hai - 03/08/2015 02:50
Khai thác tiềm năng đất đai rộng lớn, phát huy thế mạnh nguồn lao động dồi dào, Hương Sơn đã tạo bước đột phá trong hai mũi nhọn kinh tế là chăn nuôi và trồng cây ăn quả. Về miền sơn cước, thăm những trang trại bạt ngàn cây ăn quả, những mô hình chăn nuôi thu nhập tiền tỷ, chúng tôi cảm nhận rõ cuộc sống của người dân huyện miền núi đang từng ngày khởi sắc.

Đánh thức tiềm năng

Xác định rõ chăn nuôi và cây ăn quả là hai mũi nhọn kinh tế trong nhiệm kỳ 2010-2015, Hương Sơn đã tập trung cả hệ thống chính trị vào cuộc tuyên truyền, chỉ đạo; thực hiện tốt công tác quy hoạch và ban hành cơ chế, chính sách hợp lý để khuyến khích nhân dân tập trung phát triển các mô hình kinh tế với các sản phẩm chủ yếu là lợn, bò, hươu, cam bù và cam chanh. Dựa vào điều kiện từng vùng, từng xã, cấp ủy, chính quyền các địa phương đã lựa chọn sản phẩm chủ lực trên địa bàn, từ đó, dồn sức chỉ đạo, triển khai các chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ nhân dân.

Chúng tôi ghé thăm xã Sơn Quang, một trong những địa phương dẫn đầu toàn huyện về nuôi hươu, được Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hồng Lĩnh cho biết: “Trước hết, xã tuyên truyền, phổ biến đến tận thôn, xóm về các chủ trương, chính sách và động viên, khuyến khích người dân xây dựng mô hình. Từ việc xây dựng mô hình đến vay vốn sản xuất, chỉ cần người dân đăng ký là xã sẽ hướng dẫn và trực tiếp hỗ trợ mọi thủ tục. Nhờ vậy, phong trào nuôi hươu ở Sơn Quang phát triển nhanh chóng. Tổng đàn hươu toàn xã hiện đạt 2.297 con, tăng 34,4%; sản lượng nhung đạt 562 kg, tăng 36,7% so với đầu nhiệm kỳ. Toàn xã có trên 200 hộ nuôi 5 con trở lên, trong đó, khoảng 15-20 hộ nuôi trên 20 con”.

Anh Lê Anh Tuấn (thôn Bảo Trung) cho biết, trước đây, gia đình anh chỉ nuôi 4-5 con, nhưng từ năm 2012, khi có chính sách hỗ trợ từ tỉnh đến xã, lại được địa phương động viên, gia đình anh đã tăng lên 20 con. Vừa rồi, anh bán 11 hươu con và 3 kg nhung, thu nhập trên 70 triệu đồng.

Hương Sơn bứt phá từ hai mũi nhọn kinh tế

Hươu sao, thế mạnh để Hương Sơn phát triển kinh tế

Đến Sơn Mai, vào nhà nào, chúng tôi cũng bắt gặp những vườn cam xanh mướt. Bí thư Đảng ủy xã Trần Thanh Nga cho biết: Bên cạnh nhận được sự hỗ trợ về cây giống của tỉnh và huyện, Sơn Mai khuyến khích, hỗ trợ người dân bằng việc giao Hội Nông dân đứng ra đảm nhận mua phân bón trả chậm cho các hộ và tập huấn kỹ thuật, thành lập tổ hợp tác, HTX… Nhờ đó, đến nay, toàn xã có 450/670 hộ có vườn cam với tổng diện tích lên đến 220 ha. Năm 2014, sản lượng cam đạt 500 tấn, giá trị 31 tỷ đồng. Hiện tại, toàn xã có hơn 100 hộ thu nhập trên 100 triệu đồng/năm; 26 hộ thu nhập trên 500 triệu đồng và 9 hộ thu nhập mỗi năm trên 1 tỷ đồng từ trồng cam.

Hương Sơn hiện đã mở rộng diện tích trồng cam lên 1.244 ha, tăng 60% so với đầu nhiệm kỳ; sản lượng 8.800 tấn, giá trị sản xuất đạt 310 tỷ đồng. Trên lĩnh vực chăn nuôi, chưa bao giờ Hương Sơn lập được những kỷ lục tăng trưởng như nhiệm kỳ vừa qua: đàn lợn tăng 176,32%; đàn hươu tăng 61,31% với sản lượng nhung tăng 128,57% so với đầu nhiệm kỳ.

Trục xoay tái cơ cấu

Kết quả phong trào phát triển chăn nuôi, trồng cây ăn quả thời gian qua bước đầu đã tạo nền tảng cho Hương Sơn xác định được đường hướng chủ đạo trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chủ tịch UBND huyện Võ Văn Phúc cho biết: Huyện đã xác định được cây, con chủ lực và xây dựng từng vùng chuyên canh cụ thể. Thời gian tới, Hương Sơn tập trung phát triển chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao tại 37 vùng tập trung ở 17 xã theo quy hoạch; nhân rộng mô hình quy mô vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp tại các vùng có mật độ dân cư thấp; phấn đấu đến năm 2020 đạt 85.700 con, sản lượng 14.998 tấn, giá trị sản xuất đạt 817 tỷ đồng.

Hương Sơn bứt phá từ hai mũi nhọn kinh tế

Trang trại cam cho thu nhập hàng tỷ đồng của anh Ngô Xuân Linh ở Sơn Mai

Đối với “đặc sản” hươu, phát triển theo hướng gia trại, tăng quy mô chăn nuôi nông hộ, từ 10-30 con; hình thành một số trang trại quy mô trên 200 con gắn với phát triển du lịch, phấn đấu đến hết nhiệm kỳ, nâng tổng đàn lên 67.000 con, sản lượng nhung 22 tấn, giá trị sản xuất 330,6 tỷ đồng. Chăn nuôi bò sẽ hình thành các trang trại quy mô lớn, đồng thời, phát triển mạnh các hình thức chăn nuôi gia trại nông hộ quy mô 10-20 con liên kết với doanh nghiệp về giống, chế biến và tiêu thụ; phát triển chăn nuôi bò sữa theo hình thức liên kết với doanh nghiệp. Đối với cây cam, tiếp tục hình thành 4 vùng sản xuất tại các xã vùng đồi núi, bán sơn địa, phấn đấu đến năm 2020, diện tích đạt 2.880 ha, sản lượng 14.725 tấn, giá trị sản xuất đạt 732 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm, Hương Sơn sẽ hình thành các vùng giống chất lượng cao như phối hợp và tạo điều kiện để xây dựng Trung tâm Giống hươu quốc gia quy mô 5.000-10.000 con; đưa vào sử dụng vườn ươm giống cây ăn quả chất lượng cao tại xã Sơn Lễ với quy mô hàng chục ngàn cây giống cam bù, cam chanh V2/năm…

Đặc biệt, chú trọng quan tâm việc phát triển thương hiệu các sản phẩm đã được đăng ký là nhung hươu và hươu giống Hương Sơn, cam bù Hương Sơn; tiếp tục hỗ trợ thương mại để từng bước đưa các sản phẩm chủ lực ra thị trường lớn.

Theo Chính Thu/baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Hôm nay33,307
  • Tháng hiện tại939,409
  • Tổng lượt truy cập91,002,802
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây