Học tập đạo đức HCM

Kinh tế trang trại: Hướng đi vững chắc của Sơn Kim 2

Thứ hai - 06/05/2013 20:31
Nằm ở phía Tây huyện Hương Sơn, xã miền núi Sơn Kim 2 có tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế trang trại tổng hợp. Nhằm khai thác có hiệu quả từ đất đai, kinh nghiệm sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, những năm gần đây, Sơn Kim 2 đã phát triển các trang trại, gia trại tổng hợp gắn với chương trình xây dựng NTM.

 

Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 2 cho biết, hiện xã có 68 mô hình có thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên, trong đó có 15 mô hình chăn nuôi hươu quy mô trên 10 con, 12 mô hình chăn nuôi lợn khép kín quy mô 30-2.000 con và các mô hình như: nuôi gà, cá, ong, trồng rừng.

Kinh tế trang trại: Hướng đi vững chắc của Sơn Kim 2
Trại hươu của gia đình anh Phan Xuân Hành

Điển hình là các mô hình: trang trại tổng hợp của anh Trần Việt Hùng (thôn Quyết Thắng); chăn nuôi hươu của anh Cù Xuân Huỳnh (thôn Kim Bình); chăn nuôi tổng hợp của anh Phan Xuân Hành (thôn Quyết Thắng); nuôi lợn khép kín của ông Phan Xuân Lập, Phan Xuân Quốc (thôn Quyết Thắng), Trần Xuân Bài (thôn Hạ Vàng); nuôi hươu của hộ bà Đinh Thị Hồng (thôn Chế Biến); mô hình chăn nuôi kết hợp trồng chè của ông Trịnh Duy Hùng (thôn Quyết Thắng), bà Lê Thị Mỹ Trinh (thôn Làng Chè), Phạm Kiên Cường (thôn Tiền Phong)... Ngoài ra, còn có 2 HTX chăn nuôi trên địa bàn là HTX Thanh niên và HTX Chăn nuôi và Dịch vụ tổng hợp Tây Sơn, có qui mô từ 500 - 1.000 con lợn siêu nạc.

Thăm trang trại tổng hợp theo mô hình VACR của ông Trần Việt Hùng, ai ai cũng thán phục. Ông Hùng cho biết: “Được nhận đất theo đề án giao đất giao rừng của huyện Hương Sơn và 400 triệu đồng hỗ trợ của huyện, tỉnh, chúng tôi đã xây dựng mô hình kinh tế trang trại này. Đến nay, trang trại đã cho thu nhập ổn định hằng năm và GQVL cho hơn 60 lao động ở địa phương”. Với tổng qui mô hơn 500 ha, trang trại của ông Hùng hiện có 350 ha rừng, 10 ha cao su, 2 ha cây ăn quả, 2 ha chuồng trại nuôi lợn siêu nạc (quy mô 2.000 con) và xây dựng bể biogas sinh học đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, ông còn đầu tư nuôi thả 120 con lợn rừng, 1 ha hồ nuôi cá các loại như: trắm, mè, rô phi, 120 tổ ong lấy mật... Diện tích còn lại, ông thả gà, ngan, vịt. Doanh thu từ trang trại mỗi năm đạt trên 2 tỷ đồng.

Trại hươu của anh Cù Xuân Huỳnh chỉ với diện tích 350m2, được chia làm 12 ô chuồng. Hiện trại anh có 30 con hươu, trong đó có 25 con đực lấy nhung. Vừa qua, gia đình anh bán được 15 cặp nhung, thu lãi trên 150 triệu đồng. Ngoài ra, anh con nuôi thêm 12 cặp chồn hương và 50 tổ ong để tăng thêm thu nhập. Sắp tới anh dự tính phát triển thêm mô hình chăn nuôi lợn rừng và mở rộng quy mô nuôi chồn hương.

Kinh tế trang trại: Hướng đi vững chắc của Sơn Kim 2

Trại lợn trong mô hình VACR của ông Trần Việt Hùng

Mô hình của anh Phan Xuân Hành có tổng diện tích 450m2 với 35 ô chuồng. Hiện anh đang nuôi 25 con hươu, trong đó 6 hươu đực, cho thu nhập mỗi năm 135 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn nuôi thêm gà cảnh, gà rừng, gà cỏ… thu lãi mỗi năm trên 200 triệu đồng. Anh Hành phấn khởi chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi vất vả lắm, nhưng kể từ khi phát triển kinh tế trang trại, đời sống đã được cải thiện gấp bội lần. Từ mô hình này, chúng tôi đang nghĩ đến chuyện làm giàu”.

Các mô hình kinh tế trang trại đang ngày càng được nhân rộng, là hướng đi vững chắc của xã Sơn Kim 2 trong quá trình thực hiện đề án phát triển sản xuất, xây dựng NTM. Nhằm giúp các hộ có thêm kiến thức về KHKT để phát triển kinh tế trang trại, xã đã phối hợp với phòng NN&PTNT, Trung tâm Ứng dụng - Chuyển giao KHCN, thú y… thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn đến tận từng thôn, các chủ trang trại…

Trao đổi với chúng tôi, ông Đào Quốc Quỳnh - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Năm 2013, xã tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ bà con xây dựng thêm các mô hình kinh tế trang trại nhằm góp phần thực hiện tốt đề án nâng cao thu nhập cho người dân theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Từ các mô hình kinh tế này, chúng tôi thật sự phấn khởi và tin rằng, ước mơ làm giàu của các hộ dân ngay trên mảnh đất quê hương đã và đang dần trở thành hiện thực”.

Chính Thu - Cao Hà
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập264
  • Hôm nay103,954
  • Tháng hiện tại205,777
  • Tổng lượt truy cập97,433,958
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây