Học tập đạo đức HCM

Vài suy nghĩ về thực hiện phong trào cải tạo vườn ở Hương Sơn hiện nay

Thứ tư - 18/05/2016 10:44
Thời gian vừa qua, cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể các cấp huyện Hương Sơn đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt phong trào cải tạo vườn với sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tầng lớp Nhân dân, bước đầu đạt được một số kết quả đáng phấn khởi.

Tính đến giữa tháng 5/2016, tại 32 thôn điểm có 70% vườn hộ đã vẽ sơ đồ quy hoạch – thiết kế vườn, 1.249/2.966 hộ triển khai phá bỏ cây tạp, trồng trên 12.800 m cây phủ xanh hàng rào bê tông và thép gai, huy động trên 14.000 ngày công ước tính trên 2,6 tỷ đồng.  Đến thôn Đông Phố (Sơn Quang), Kim Bình (Sơn Kim II), Hồ Sơn (Sơn Trung) và các thôn được chọn xây dựng khu dân cư kiểu mẫu không khí lao động tích cực, hay say, niềm vui thể hiện rõ trên từng khuôn mặt của nhân dân và cán bộ từ xã đến thôn xóm. Mỗi địa phương một cách làm khác nhau, nhưng tất cả đều hướng đến một mục tiêu chung đó là từng bước làm thay đổi diện mạo các khu dân cư, nâng cao thu nhập từ kinh tế hộ, tạo môi trường cảnh quan nông thôn phát triển hài hòa.

Mô hình vườn mẫu của hộ ông Trần Như Bả - Thôn Yên Thịnh (Sơn Châu)

 

Những năm trước đây, nhiều địa phương trong huyện đã thực hiện việc cải tạo vườn nhưng vì chưa tính đến quy hoạch tổng thể chung của địa phương, của khu dân cư và quy hoạch diện tích vườn hộ một cách cụ thể; ít chú ý đến cải tiến chất lượng và cơ cấu cây trồng, cải tạo đất và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên hiệu quả tăng không được bao nhiêu; thậm chí có nơi từ một dạng vườn tạp này chuyển thành một dạng vườn tạp khác… điều đó cho thấy việc cải tạo vườn đòi hỏi phải có một quá trình với những cách làm, bước đi hết sức cụ thể và khoa học.

Huyện Hương Sơn, có diện tích đất vườn lớn gần 7.000 ha, địa hình chia làm hai vùng, vùng bán sơn địa với diện tích đất vườn đồi tương đối lớn thích hợp trồng cây ăn quả có múi như cam Bù, cam Chanh, bưởi, quýt…; vùng đồng bằng thấp lụt diện tích đất vườn nhỏ, điều kiện thổ nhưỡng phù hợp với các loại cây như táo, chuối, mít, ổi…Qua thực tế cho thấy hiện trạng vườn hộ trên địa bàn hiện nay ngoài một số vườn trồng cây ăn quả chủ lực được đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh tế cao còn lại: Loại thứ nhất vườn đã được trồng 1 – 2 chủng loại cây ăn quả vì đầu tư, chăm sóc chưa đúng kỹ thuật, nên tuổi thọ cây trồng, năng suất, chất lượng thấp, thu nhập hàng năm từ vườn chưa cao. Loại thứ hai là vườn trồng cây ăn quả xen với nhiều loại cây trồng khác như chè, sắn, ngô, cây lấy gỗ (xoan, keo) hoặc các cây khác như tre, mây, kè… loại vườn này cho thu nhập rất thấp.

Sổi nổi phong trào cải tạo vườn tại các địa phương

Để phong trào cải tạo vườn hộ thực sự đem lại hiệu quả thiết thực, khai thác lợi thế phát triển kinh tế vườn và phát huy truyền thống nghề làm vườn, trong thời gian tới, trước hết các hộ gia đình cần nâng cao nhất thức về làm vườn, nắm vững các chủ trương, chính sách để tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước; thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường; đồng thời tiến hành phân tích đánh giá thực trạng đất đai, diện tích, chủng loại và hiệu quả từng loại cây trồng, điều kiện về nguồn nước…Từ đó quy hoạch lại vườn hộ, tiến hành phá bỏ cây tạp, cải tạo chỉnh trang chuồng trại chăn nuôi, ao hồ, hàng rào xanh, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp, xác định cây trồng chủ lực v.v…; cải tạo đất vườn và hệ thống tưới tiêu; áp dụng các tiến bộ kỹ về quy trình trồng, chăm sóc đối với từng cây trồng để đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn. Thứ hai, đối với các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng vai trò của kinh tế vườn, mục đích của cải tạo vườn; tổ chức cho các hộ dân đi học tập thực tế cách làm ở những vùng, những mô hình vườn đã có hiệu quả; phổ biến chính sách hỗ trợ đến với từng hộ dân; tổ chức ra quân làm điểm tại một cụm dân cư để tạo thành phong trào, tạo sức lan tỏa. Thứ ba , những vườn hầu hết là cây tạp, sau khi đã phá bỏ thì tiến hành bố trí lại cơ cấu vườn theo hướng nông nghiệp sinh thái tổng hợp, nhất là thâm canh một loại cây trồng (giống tốt, quy trình kỹ thuật tiến bộ…) phù hợp với quy hoạch của từng vùng. Thứ tư, những vùng đã có vườn “hàng hóa” truyền thống  như  cam Bù, cam Chanh  vv….thì cần bảo vệ và phát triển, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm đáp ứng thị trường.

Tiêu chí vườn hộ là một trong những tiêu chí quan trọng trong 10 tiêu chí xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu. Việc phấn đấu đạt “10 chuẩn” của khu dân cư kiểu mẫu sẽ tạo nên diện mạo mới cho khu dân cư vùng nông thôn, điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.

Vườn không chỉ đem lại giá trị về mặt kinh tế mà còn là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa, lịch sử và trong tương lai sẽ là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn thu hút du khách tham quan, trải nghiệm. Tin tưởng rằng với chính sách kích cầu làm động lực, sự hướng dẫn, hỗ trợ của ban, ngành, đoàn thể các cấp, các hộ gia đình sẽ chọn cho mình một hướng đi, cách làm phù hợp trong cải tạo vườn để mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

 

Theo Võ Thị Hương/Hương Sơn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập242
  • Hôm nay80,797
  • Tháng hiện tại785,910
  • Tổng lượt truy cập90,849,303
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây