|
Sau khi triển khai việc sắp xếp các đơn vị hành chính huyện Hương Sơn đã tiến hành sáp nhập 11 xã, hình thành 4 xã mới. Các xã sau sáp nhập đã đi vào hoạt động hiệu quả. Huyện Hương Sơn cũng đã tổ chức thực hiện sáp nhập một số trường mầm non và tiểu học ở các xã thuộc diện sắp xếp nhằm đảm bảo mỗi xã có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học và tiến hành sáp nhập các trạm y tế trên địa bàn.
Ông Trần Bình Thân, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn: Huyện đã triển khai thực hiện việc sắp xếp xã; thực hiện chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ xã, thôn, tổ dân phố đúng quy trình, quy định. |
Sau sáp nhập, các xã thuộc diện sắp xếp đã giảm 102 người, trong đó có 39 cán bộ, 15 công chức, 48 người người hoạt động không chuyên trách cấp xã với tổng kinh phí thực hiện gần 8,15 tỷ đồng. Việc lựa chọn trụ sở nơi làm việc các xã và việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã thuộc phạm vi quản lý của địa phương được thực hiện đúng quy trình, quy định. Việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư do thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghiêm túc, kịp thời.
Ông Lê Trường Sơn, Chủ tịch UBND xã Quang Diệm: Đề nghị tiếp tục tiến hành việc sáp nhập các xã loại 2,3 trên địa bàn huyện Hương Sơn. Sau sắp xếp xã hoạt động hiệu quả, được người dân đồng tình, đánh giá cao. |
Ông Phan Văn Đoài, Chủ tịch UBND xã Kim Hoa: Sau sắp xếp, chất lượng đội ngũ cán bộ xã được nâng lên; tập trung được nguồn lực để phát triển kinh tế nhưng còn gặp nhiều khó khăn về thiếu kinh phí xây dựng trụ sở, trạm y tế; việc nắm bắt tâm tư người dân gặp khó khăn do dân số đông, địa hình rộng. Đề nghị hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông các xã sau sắp xếp. |
Ông Lê Đức Thắng, Bí thư Chi bộ thôn Đức Thắng, xã Tân Mỹ Hà: Sau sắp xếp, việc vận động người dân tham gia Ban chấp hành các tổ chức hội, đoàn thể khó khăn do chế độ bồi dưỡng quá thấp. |
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 156/2019/NQ-HĐND ngày 17/7/2019 của HĐND tỉnh, huyện Hương Sơn đã vận động được 261 người nghỉ việc (trong đó 59 cán bộ, 36 công chức, 166 người hoạt động không chuyên trách cấp xã); toàn huyện còn 544 cán bộ, công chức cấp xã (252 cán bộ, 267 công chức, 25 Trưởng công an các xã, thị trấn) nhưng vẫn dôi dư 51 công chức. Toàn huyện hiện có 469 người hoạt động không chuyên trách tại 241 thôn, tổ dân phố. Mức khoán chi phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố cơ bản đảm bảo, tạo động lực và khuyến khích làm việc, tuy nhiên với người trực tiếp tham gia công việc của thôn, tổ dân phố thì mức bồi dưỡng còn thấp, ảnh hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ ở thôn, tổ dân phố.
Ông Trần Đình Trung, Phó Giám đốc Sở Nội vụ: Hương Sơn cần sớm triển khai thực hiện Đề án sáp nhập các trường học trên địa bàn.
|
Ông Hoàng Anh Đức, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh: Qua giám sát của MTTQ tỉnh cho thấy, cần tiếp tục tuyên truyền sâu rộng để người dân, cán bộ hiểu rõ ý nghĩa các chủ trương, chính sách của Chính phủ, tỉnh về sắp xếp xã, chế độ cán bộ không chuyên trách cấp xã, người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. |
Sau khi thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố hiện nay huyện Hương Sơn có 241 thôn, 241 nhà văn hóa; thừa 30 nhà văn hóa thôn, tổ dân phố.
Bên cạnh những kết quả đạt được, huyện còn một số khó khăn, vướng mắc như: Sau sắp xếp, cán bộ công chức dôi dư lớn, số lượng cán bộ trẻ nhiều; cơ sở vật chất sau sáp nhập, nhất là trụ sở làm việc, hệ thống giao thông kết nối vùng đang khó khăn; mức bồi dưỡng hàng năm cho cán bộ thôn, tổ dân phố quá thấp…
Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh: Theo quy định hiện nay, việc sáp nhập trường từ cấp Trung học cơ sở trở xuống thuộc thẩm quyền huyện phê duyệt. Do đó, huyện cần chủ động phương án sáp nhập trường để nâng cao hiệu quả dạy và học trên địa bàn. |
Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh: Đề nghị huyện làm rõ việc tiếp nhận và phân bổ kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết 164 của HĐND tỉnh; khen thưởng các xã đạt chuẩn NTM và tình hình nợ xây dựng cơ bản. |
Ông Bùi Nhân Sâm, thành viên Ban Pháp chế HĐND tỉnh: Huyện cần tiếp tục tổng kết, đánh giá rõ những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Nghị định 34 của Chính phủ nhằm kiến nghị Trung ương có sửa đổi, bổ sung phù hợp thực tiễn. |
Qua làm việc, các đại biểu tham dự đề nghị huyện Hương Sơn cần triển khai lập quy hoạch trụ sở HĐND-UBND cho các xã mới trên cơ sở quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; chủ động sáp nhập các trường học từ cấp Trung học cơ sở trở xuống; thực hiện chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp do thay đổi địa giới đơn vị hành chính; tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế. Tăng cường công tác tuyên truyền để người dân, cán bộ hiểu rõ các nghị quyết của HĐND tỉnh; chủ trương, chính sách của Trung ương để nâng cao hiệu quả thực hiện. Có giải pháp phù hợp nhằm nâng cao thu nhập cán bộ không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố và người tham gia các công việc ở thôn, tổ dân phố. Quan tâm sử dụng hiệu quả đất đai, tài sản sau sáp nhập các xã.
|
Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trương Thanh Huyền cho rằng Hương Sơn đã có nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết số 156/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.
Thời gian qua, Đại hội Đảng bộ cấp xã trên địa bàn thành công tốt đẹp, điều này chứng tỏ việc sắp xếp xã trên địa bàn đã đi đúng hướng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mong muốn của Nhân dân.
Bà Trương Thanh Huyền, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh: Nâng cao chất lượng cán bộ công chức, viên chức, tạo thuận lợi cho người dân giao dịch ở các xã sau sắp xếp. |
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cũng đánh giá cao hiệu quả việc triển khai thực hiện chế độ, chính sách cho cán bộ sau sắp xếp trên địa bàn huyện; đồng thời đề nghị huyện thời gian tới cần tiếp tục tuyên truyền để cán bộ, Nhân dân triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức để tạo thuận lợi cho người dân giao dịch; nâng cao chất lượng phục vụ người dân. Có phương án, lộ trình để sử dụng hiệu quả đất đai, tài sản sau nhập xã. Sớm nâng cấp, sử dụng tốt hệ thống truyền thanh cơ sở. Triển khai tốt việc sáp nhập các trường học trên địa bàn. Tiếp tục tiến hành sắp xếp cán bộ hợp lý, hiệu quả. Đề nghị các sở, ngành, đơn vị liên quan cần tìm hiểu kỹ, soát xét các chế độ, chính sách đã ban hành để tham mưu cho tỉnh tháo gỡ một số khó khăn của các thôn, xã vùng sâu, vùng xa, biên giới.
Theo Lưu Thành/dbndhatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã