Học tập đạo đức HCM

Thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng – điểm sáng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Thứ tư - 05/08/2020 04:34
Phong trào xây dựng “Làng văn hóa” được phát động cách đây hơn 30 năm. Trong suốt chặng đường đó, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xuất hiện nhiều nhiều điển hình tiêu biểu, liên tục được công nhận trong nhiều năm liền, trở thành những ngọn cờ đầu trong công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Một trong những điển hình tiêu biểu đó là thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng, huyện Hương Sơn.

Người dân thôn Trung Bằng tham gia dọn vệ sinh môi trường

Thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng được hình thành và phát triển gần 600 năm cùng với quá trình hình thành làng Hữu Bằng. Trải qua quá trình lịch sử phát triển được thay đổi nhiều về quy mô, tên gọi khác nhau tuy nhiên thôn vẫn luôn giữ được truyền thống quý giá mà tổ tiên cha ông bao đời để lại đó là truyền thống văn hóa, hiếu học, tôn sư trọng đạo, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, anh hùng bất khuất trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ làng quê.  Là 1 trong 5 thôn của xã Sơn Bằng được sáp nhập và thay đổi tên từ tháng 2 năm 2019. Thôn Trung Bằng có 198 hộ gia đình và 602 nhân khẩu, 01 chi bộ Đảng và 5 tổ chức đoàn thể quần chúng.

Triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong 20 năm qua, cấp ủy, Ban công tác mặt trận, ban cán sự, các tổ chức đoàn thể trong thôn luôn có những sự quan tâm đầu tư đúng mức cho sự nghiệp văn hoá xã hội nói chung mà đặc biệt là quan tâm chỉ đạo thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Vận động người dân chấp hành nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đến nay, bình quân thu nhập người/năm của nhân dân thôn Trung Bằng đạt 35 triệu/người/năm cao hơn mức bình quân của xã 15%.

Hằng năm, thôn Trung Bằng duy trì và phát triển tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ – thể dục thể thao. Đăng cai tổ chức thành công hội diễn văn nghệ cụm. Công tác xây dựng gia đình văn hóa và thôn văn hóa được thôn chú trọng, làm đúng quy định. Đến nay, tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 96,06%. Hàng năm vào dịp đầu xuân xóm tổ chức “Hội xuân ân hương” vừa tổ chức giao lưu gặp mặt đầu xuân nhằm đánh giá kết quả đạt được trong năm qua đồng thời để gặp mặt con em xa quê, vận động đóng góp xây dựng quê hương. Từ năm 2007, thôn đã xây dựng được hương ước cộng đồng được UBND huyện phê duyệt. Cấp ủy chi bộ, ban công tác mặt trận thôn đã triển khai sâu rộng trong cán bộ đảng viên và toàn thể nhân dân quán triệt một cách sâu sắc về quan điểm, chủ trương được lối của đảng và nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh tại cộng đồng dân cư về việc cưới, việc tang và lễ hội. Kết quả, việc tổ chức việc cưới trên địa bàn thôn được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, phù hợp với phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc. Các thủ tục như chạm ngừ; lễ hỏi; xin dâu được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ. Trang trí lễ cưới và trang phục cô dâu, chú rể đơn giản lịch sự, phù hợp với truyền thống văn hoá của địa phương. Tổ chức các cuộc liên hoan ăn uống tiết kiệm, không kéo dài nhiều ngày và  đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không làm ảnh hưởng đến điều kiện kinh tế và sức khỏe của nhân dân. Tổ chức việc tang thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về hộ tịch, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; việc tang được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, gọn nhẹ, tiết kiệm; khi đưa tang  tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông và trật tự an toàn công cộng; không tổ chức việc rắc vàng mã, tiền âm phủ trên đường; không rắc tiền giấy hoặc tiền xu trên đường; thực hiện những quy định trong hương ước, quy ước của địa phương về việc tang. Đặc biệt, xây dựng quỹ trợ tang bằng cách mỗi hộ gia đình trong thôn ủng hộ 20 000 đồng để giúp tang chủ khi tang gia bối rối.

Vườn mẫu của một hộ dân thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng

Thông qua các hoạt động của phong trào cùng với thực hiện quy định của hương ước, quy ước cộng đồng, trong thời gian qua việc thực hiện nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã có những chuyển biến tích cực góp phần bại trừ các thủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đẩy lùi các tệ nạn xã hội (ở thôn không có người nghiện ma tuý, mại dâm). Công tác xoá đói giảm nghèo đã có những chuyển biến tích cực. Đến nay, toàn thôn không có hộ đói, chỉ có 4 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 4,2%).

Công tác xây dựng thiết chế văn hoá đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của quần chúng nhân dân được chú trọng.  Năm 2006, nhà văn hoá thôn được xây dựng bằng nguồn vốn dự án CIBRIP và nhân dân đóng góp đối ứng đây là nơi sinh hoạt cộng đồng. Đến 2016, nhân dân trong thôn đã đóng góp nội lực cùng với nguồn ngân sách xã nới rộng và mua sắm thêm cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của quần chúng nhân dân. Trong điều kiện nhà văn hóa thôn nằm ở vùng ruộng sâu trũng nhưng thôn đã tiến hành vận động nhân dân đóng góp đổ đất san mặt bằng làm 1 sân cầu lông thường xuyên hoạt động để phục vụ các hoạt động văn hoá, thi đấu thể dục thể thao. Huy động nội lực của nhân dân đóng góp số tiền trên 200 triệu đồng đầu tư vào hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống mương, rảnh thoát nước, chỉnh trang khuôn viên nhà văn hóa, khu thể thao… Ghi nhận kết quả đó, nhiều năm qua, thôn Trung Bằng được các cấp khen thưởng như: Giấy khen của UBND xã Sơn Bằng về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Giấy khen của UBND huyện Hương Sơn cho nhân dân và cán bộ thôn Trung Bằng đạt thành tích xất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội các năm 2008, 2011,2015, 2017… Thôn Trung Bằng được công nhận thôn văn hóa năm 2007 và đến nay qua nhiều lần kiểm tra vẫn giữ vững danh hiệu thôn văn hóa, được chọn xây dựng thôn mẫu trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Những thành tích đạt được trong xây dựng thôn văn hóa của thôn Trung Bằng, xã Sơn Bằng thực sự là một điểm sáng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá, cần được phát huy, nhân rộng trong toàn tỉnh. Có được kết quả đó chính là nhờ sự đồng thuận của toàn thể nhân dân, sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền. Sự thành công trong xây dựng thôn văn hóa nơi đây đã góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Nguyễn Nga/http://huongson.hatinh.gov.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay31,524
  • Tháng hiện tại647,914
  • Tổng lượt truy cập91,821,643
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây