Học tập đạo đức HCM

Công nhận làng nghề truyền thống nón lá Kỳ Thư và nước mắm Kỳ Ninh

Thứ sáu - 17/10/2014 12:15
Sáng 17/10, xã Kỳ Thư và xã Kỳ Ninh (Kỳ Anh) tổ chức đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống đối với nghề nón lá Kỳ Thư và nghề làm nước mắm Kỳ Ninh.

Được du nhập vào xã Kỳ Thư vào những năm 40 của thế kỷ XX, nghề làm nón lá Kỳ Thư từng được coi là một trong những làng nghề nổi tiếng. Nghề làm nón không chỉ giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương mà còn tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, nổi tiếng một thời. Trải qua nhiều thăng trầm song nghề làm nón lá Kỳ Thư vẫn được người dân nơi đây lưu giữ và bảo tồn cho đến tận hôm nay.

Công nhận làng nghề truyền thống nón lá Kỳ Thư và nước mắm Kỳ Ninh
Xã Kỳ Thư đón bằng công nhận làng nghề truyền thống đối với nghề làm nón lá

Hiện Kỳ Thư có 215 hộ dân tham gia làm nón lá, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình và bảo tồn, gìn giữ những giá trị của ông cha để lại. Việc công nhận làng nghề truyền thống nón lá Kỳ Thư là nguồn khích lệ để người dân địa phương tiếp tục đầu tư phát triển, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Công nhận làng nghề truyền thống nón lá Kỳ Thư và nước mắm Kỳ Ninh

Hiện có khoảng 100 hộ dân Kỳ Ninh đang làm nghề, bình quân mỗi năm chế biến trên 700 tấn cá, tạo ra 7.000 lít nước mắm, đưa lại nguồn thu hàng tỷ đồng.

Cũng trong sáng 17/10, xã Kỳ Ninh đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận làng nghề truyền thống làm nước mắm thôn Tam Hải - Kỳ Ninh. Làng nghề chế biến nước mắm thôn Tam Hải đã tồn tại hàng trăm năm nay.

Hiện có khoảng 100 hộ dân Kỳ Ninh đang làm nghề này, bình quân mỗi năm chế biến trên 700 tấn cá, tạo ra 7.000 lít nước mắm, đưa lại nguồn thu hàng tỷ đồng. Nước mắm Tam Hải hiện đã có mặt tại hầu hết các hội chợ thương mại trong và ngoài tỉnh và tạo dựng được thương hiệu trên thị trường.

Mạnh Hải
Theo baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập412
  • Hôm nay63,040
  • Tháng hiện tại768,153
  • Tổng lượt truy cập90,831,546
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây