Học tập đạo đức HCM

Huyện Kỳ Anh với quyết tâm dành sản xuất vụ Xuân 2017 thắng lợi.

Chủ nhật - 15/01/2017 05:18
Vụ Xuân năm 2017, huyện Kỳ Anh có kế hoạch đưa vào gieo cấy trên 5.501 ha lúa và hàng nghìn ha cây rau màu khác. Để có được vụ mùa bội thu, ngay từ đầu vụ, huyện Kỳ Anh đã triển khai đề án sản xuất gắn với nhiều cơ chế chính sách nhằm thực hiện thắng lợi sản xuất vụ Xuân thắng lợi.

 Theo đề án, vụ Xuân 2017, huyện Kỳ Anh sẽ gieo cấy 5.501 ha lúa, trong đó diện tích lúa chất lượng, hàng hóa là 1.500 ha, phấn đấu đạt năng suất 51,68 tạ/ha, sản lượng 28.446 tấn; 1900 ha lạc, phấn đất năng suất đạt  24 tạ/ha, sản lượng 4.568 tấn; 370 ha rau màu, phấn đấu năng suất  đạt 67 tạ/ha, sản lượng 2.479 tấn; 20 ha ngô lấy hạt, phấn đấu năng suất  đạt 22 tạ/ha, sản lượng 44 tấn; 125 ha ngô sinh khối, năng suất phấn đấu đạt 50 tấn/ha, sản lượng 625 tấn…. Trồng mới 60,5 ha chè, sản lượng 1.800 tấn chề búp tươi; trồng mới 18 ha cam, bưởi.

Bà con nông dân ở các địa phương trong toàn huyện

đang tập trung xuống đồng cày bừa làm đất sản xuất vụ Xuân năm 2017. 

Ảnh: Mạnh Hải

     Đối với chăn nuôi, xây dựng mới, nâng cấp 1 cơ sở lợn nái ngoại quy mô 300 con trở lên, xây dựng mới 1 cơ sở có quy mô 300 con cung ứng con giống cho chăn nuôi vừa và nhỏ liên kết với doanh nghiệp; phát triển đàn trâu 12.200 con; bò: Trên 22.000 con, tỷ lệ bò lai Zêbu và bò chất lượng cao đạt 50% tổng đàn, thực hiện phối giống 500 liều theo chương trình Zêbu hóa đàn bò; xây dựng mới 3 mô hình chăn nuôi bò liên kết với doanh nghiệp theo chuỗi sản phẩm. Đàn gia cầm 800.000 con, xây dựng mới 20 mô hình chăn nuôi gia cầm thương phẩm quy mô từ 1000 con trở lên. Về thủy sản, diện tích nuôi trồng mặn lợ 300 ha, sản lượng 299 tấn; nuôi nước ngọt 200 ha, sản lượng 225 tấn...

    Để nổi bật trong sản xuất vụ Xuân năm 2017, huyện Kỳ Anh tập trung vào các giải pháp như: Sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ; phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ (giống, các biện pháp kỹ thuật, quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng vật nuôi; các hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết với doanh nghiệp…).  Theo Đề án tái cơ cấu Ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Kỳ Anh. Tập trung chuyển dịch cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi. Các xã cần rà soát quy hoạch, xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, kế hoạch chuyển đổi và tập trung chỉ đạo quyết liệt: Vận động nhân dân chuyển diện tích trồng sắn công nghiệp sang trồng cây khác như: Cây thức ăn chăn nuôi, trồng cây ăn quả, trồng lạc.... Tiếp tục triển khai mô hình sản xuất ngô sinh khối làm nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi liên kết với Công ty CP Bình Hà, Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh. Thống kê số diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả; nghiên cứu đối tượng chuyển đổi và lập phương án phù hợp theo quy định tại Nghị định số 35/2016/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, hạn chế thấp nhất tình trạng nông dân bỏ hoang đất sản xuất nông nghiệp.

Nhiều giống cây trồng có năng suất cao được đưa vào đồng đất huyện Kỳ Anh.

Ảnh: Phạm Tuấn

       Bên cạnh đó, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân tích tụ, tập trung ruộng đất để sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn gắn với tiêu thụ sản phẩm. Tập trung chỉ đạo theo hướng sử dụng các giống ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, thích ứng với biến đổi khí hậu: cơ cấu trà Xuân muộn chiếm trên 95% tổng diện tích, chỉ bố trí xuân trung ở các vùng đặc thù, sâu trũng. Mỗi xã đưa vào 2-3 giống chủ lực, tập trung chỉ đạo xây dựng nhiều cánh đồng 1 giống. Trong đó,  nhóm giống chủ lực: Lúa thuần: Thiên ưu 8, HT1, RVT, VTNA2, N98, PC6, DDT39, Khang dân đột biến, Xuân Mai 12; nhóm giống đặc thù: Các giống KD18, XM12 bố trí ở các vùng đất cát pha; các giống Xi23, NX 30 bố trí ở các vùng sâu trũng; nhóm giống đưa vào sản xuất thử và khu vực hoá: N25, XT28, Việt Hương, BT 09, ... Đa dạng hoá các loại cây trồng trong đó tập trung vào cây trồng có giá trị kinh tế cao phù hợp từng vùng sinh thái, cụ thể: Giống rau quả: rau cải, xà lách, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, đậu đỗ, ..; Giống lạc: Sử dụng giống L14, L23; Giống ngô: Ngô lấy hạt: Sử dụng nhóm giống cao sản: NK66, P4199, CP3Q, NK6326, NK 7328, NK4300, PAC999, LVN146, LVN10, NK6654, PAC669,…, nhóm giống thực phẩm: MX4, HN88, HN68, MX2, MX10... nhóm ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi: P4199, NK66, NK6326, NK4300, LVN146..

Huyện Kỳ Anh đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp.

Ảnh: Mạnh Hải

      Để  tăng năng suất vụ Xuân năm 2017, cần bố trí khung lịch thời vụ linh hoạt, né tránh thời tiết bất thuận; ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất từ khâu làm đất, nước, phân bón, quy trình chăn nuôi, đặc biệt kiểm soát tốt dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Tổ chức sản xuất - tiêu thụ theo phương thức “cánh đồng lớn” và liên kết sản xuất. Tăng cường quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ nông nghiêp... Ngoài việc cung ứng đầy đủ giống theo đăng ký, chuyển giao khoa học kỹ thuật, các cơ quan chuyên môn, địa phương cũng chỉ đạo bà con khẩn trương làm đất, nạo vét kênh  mương sẵn sàng vào sản xuất vụ Xuân. Theo đồng chí Lê Văn Trọng – HUV – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Kỳ Anh cho biết: “ Đến thời điểm hiện nay, toàn huyện đã chuẩn bị xong các điều kiện, phần việc cần thiết để tiến hành xuống giống vụ xuân năm 2017 từ cày cải, diệt chuột, nạo vét kênh mương nội đồng, giống, vật tư nông nghiệp…. Bây giờ chỉ chờ lịch thời vụ để sẵn sàng xuống giống. Năm nay, Huyện Kỳ Anh phấn đấu hoàn thành gieo cấy 5500 ha lúa xuân…”.

      Với những giải pháp đặt ra trong sản xuất vụ Xuân năm 2017, tin tưởng rằng, huyện Kỳ Anh sẽ giành thắng lợi trong sản xuất, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nhanh sản phẩm hàng hóa chủ lực quy mô lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định an ninh- chính trị cơ sở và xây dựng Nông thôn mới./.

 

                                                                  

 

Theo Hoàng Hạnh/kyanh.hatinh.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập407
  • Hôm nay60,504
  • Tháng hiện tại765,617
  • Tổng lượt truy cập90,829,010
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây