Tuyến đê tự nhiên cao hơn chục mét với rừng phi lao chắn cát, chắn sóng này đã tồn tại từ nhiều đời nay và đã trụ vững qua nhiều trận mưa bão lớn, thế nhưng sau cơn bão số 10, nó đã gần như biến mất.
Triều cường đã cuốn phăng tất cả xuống biển, những rặng phi lao hàng chục năm tuổi giờ cũng chỉ còn trơ gốc, đổ gãy. Giờ đây người ta không thể phân biệt được đâu là bãi biển, đâu là đất sản xuất của người dân. Bởi tất cả chỉ là một vùng cát trắng.
![]() |
Con đê tự nhiên đã bị bão số 10 san phẳng |
Sau khi tuyến đê bị phá vỡ, mặt nước biển và khu vực dân cư ở xã Kỳ Nam có cốt bằng nhau, thậm chí nhiều khu vực nằm thấp hơn mực nước biển. Nguy cơ xâm nhập mặn và sa mạc hóa do cát bay là hoàn toàn hiện hữu.
Kỳ Nam là xã khó khăn nhất của thị xã Kỳ Anh, và sau cơn bão số 10 thì địa phương này lại càng khó khăn hơn nữa. Mất đê nghĩa là mất đi một lá chắn an toàn trước biển. Chính quyền, doanh nghiệp, người dân lại phải phấp phỏng trước những nỗi lo về an toàn tính mạng và tài sản.
Nam Trung
http://www.hatinhtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố