Học tập đạo đức HCM

Mỹ Lợi xây dựng “ Thôn thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu”

Chủ nhật - 05/06/2016 10:35
Dự án "Thôn thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu" hiện đang được triển khai tại 3 nước Đông Nam Á gồm Việt Nam, Lào, Campuchia. Trong đó, Việt Nam có 3 điểm tại 3 tỉnh Yên Bái,Bạc Liêu và Hà Tĩnh được hưởng lợi của dự án này. Tại Hà Tĩnh, thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh là một trong những địa phương được chọn được xây dựng dự án. Chúng ta hãy đến với thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn để tìm hiểu thêm về xây dựng “ Thôn thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu”

Thạc sỹ Lê Văn Hải, cán bộ nghiên cứu – Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm thế giới tại Việt Nam cho biết; “Chương trình nghiên cứu  biến đổi khí hậu, nông nghiệp và an ninh lương thực khu vực Đông Nam Á (Xi-Cáp)và Trung tâm nghiên cứu Nông lâm thế giới tại Việt Nam (i cờ ráp Việt Nam) phối hợp triển khai dự án tại thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn huyện Kỳ Anh từ năm 2014 với mục đích xây dựng các kế hoạch phát triển thôn như xây dựng kế hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân gắn với các yếu tố biến đổi khí hậu, cung cấp và chia sẽ dịch vụ khí hậu nông nghiệp cho người dân, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu như; Nuôi dun quế, xây dựng Trạm Khí tượng tại thôn,  làm vườn cây sinh học tại trường Mầm non và Trường tiểu học…. Dự án đã mang lại kết quả ban đầu góp phần nâng cao đời sống sinh kế của người dân, giúp người dân thích ứng tốt hơn với tình hình biến đổi khí hậu tại địa phương”.

Bà con nông dân nước Bạn Lào và Campuchia tham quan mô hình trồng lúa ở xã Kỳ Phú.

   Gia đình ông Nguyễn Văn Thụy và bà Bùi Thị Lưu, ở thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn  là một trong những mô hình được Dự án hổ trợ giống và tập huấn khoa học kỷ thuật, hướng dẫn xây dựng mô hình nuôi giun quế. Ông cho biết; “  Gia đình ông bắt đầu triển khai từ cuối năm 2015, lúc đầu, gia đình ông chỉ nuôi hơn 20 kg giun quế.Nhờ được hướng dẫn khoa học kỷ thuật, áp dụng đúng quy trình nuôi giun quế nên đến nay, gia đình ông bà đã bán được 4 đợt giun quế. Để mở rộng quy mô, hiện, gia đình ông bà đang tiếp tục nhân rộng mô hìnhnuôi Giun quế nhằm tận dụng nguồn phân chuồng sẵn có và sử dụng phân giun quế để cải tạo đất bạc màu. Ngoài ra ông bà còn cung cấp con giống và thức ăn cho gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp cho bà con nông dân

   Không chỉ hổ trợ, đầu tư hướng dẫn khoa học kỷ thuật trong chăn nuôi, thôn  ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu” Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn còn được chương trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu, nông nghiệp và an ninh lương thực khu vực Đông Nam Á hổ trợxây dựng vườn cây sinh học ở các trường Mầm non,  trường Tiểu học giúp các nhà trường tự sản xuất  được nguồn rau sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng bữa ăn hàng ngày của các em học sinh.Vườn cây sinh học còn là nơi vừa bảo tồn các giống cây địa phương, vừa là nơi thử nghiệm các loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời là nơi phục vụ giảng dạy, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và tình yêu thiên nhiên cho các em học sinh.

Mô hình vườn rau sinh học ở Trường Mầm non xã Kỳ Sơn

do Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm thế giới tại Việt Nam  hổ trợ.

    Ngoài ra, trong khuôn khổ Chương trình, Trung tâm Nghiên cứu Nông lâm thế giới và tổ chức Ke quốc tế đã xây dựng trạm quan trắc khí tượng do bà con nông dân ở thôn Mỹ Lợi tự quản lý vận hành.Dự án cũng sẽ phối hợp với các cơ quan địa phương như Sở Nông nghiệp và PTNT và Đài khí tượng thuỷ văn tỉnh Hà Tĩnh đưa ra các bản tin dự báo khí tượng nông nghiêp theo từng vụ giúp bà con nông dân chủ động ứng phó với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu.

    Chương trình phối hợp với Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam hổ trợ cho bà con nông dân ở thôn Mỹ Lợi bếp than sinh học với ưu điểm tạo khí gas sinh học sử dụng đun nấu hàng ngày, thân thiện với môi trường và tiện lợi khi sử dụng. Bếp than sinh học có 3 mục đích gồm sử dụng phụ phẩm nông nghiệp như trấu, vỏ lạc để tạo khí gas dùng để đun nấu hàng ngày, tạo ra than sinh học để bón ruộng và làm ra thuốc trừ sâu sinh học. Từ nguồn than sinh học, Viện Môi trường Nông nghiệp Việt Nam đã ứng dụng để thử nghiệm mô hình bón than sinh học cho các cánh đồng lạc ở thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn. Qua tham quan thực tế; cây lạc được bón than sinh học phát triển tốt, ít sâu bệnh và khả năng tăng năng suất và đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Bếp than sinh học do Viện Môi trường Việt Nam

trao tặng cho bà con nông dân ở thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn.

Mô hình trồng Lạc bón than sinh học cho cây lạc ở xã Kỳ Sơn.

    Ông Dương Văn Thám, thôn Trưởng thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn cho biết; “ Không chỉ được hổ trợ các chương trình giúp người dân thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, mà chương trình  biến đổi khí hậu, nông nghiệp và an ninh lương thực đông nam á còn đưa 1 số bà con nông dân ở thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn đi tham quan các  mô hình ở Philippin và các địa phương trong nước giúp những người dân ở các vùng hưởng lợi dự án được học tập và trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau”.   

   Trong khuôn khổ khoá tập huấn “Nông nghiệp thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu (Xê Ét A) và phương pháp thúc đẩy sự tham gia của người dân và cộng đồng tại khu vực Đông Nam Á”, bà con nông dân đến từ các thôn thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu ở các nước Lào, Việt Nam, Campuchia còn được đến thôn Mỹ Lợi để tham quan và học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các mô hình  trồng lúa nước ở xã Kỳ Phú, mô hình  nuôi giun quế, Mô hình vườncây sinh học trong trường học, Trạm quan trắc khí tượng do nông dân tự quản lý, Bếp than sinh học, mô hình trồng lạc bón than sinh học. Trong chuyến tham quan các mô hình ở Thôn thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu ở thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh vừa qua đã giúp các học viên ở thôn Mạ, xã Vĩnh Kiên, huyện Vĩnh Yên, tỉnh Yên Bái,  ấp Trà Hất, xã Châu Thới, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cùng các nông dân đến từ nước Bạn Lào, Campuchia đã được quan sát  thực tế các kỷ thuật thực hành “ Nông nghiệp thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu” ở thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh. Đồng thời, giúp bà con nông dân vùng được hưởng lợi dự án học tập kinh nghiệm, kết nối, thúc đẩy sự tham gia của người dân và cộng đồng trong quá trình thực hiện các biện pháp “ Nông nghiệp thông minh  thích ứng với biến đổi khí hậu” thông qua các chia sẽ của chính nông dân và cán bộ kỷ thuật địa phương. Ngoài ra, bà con nông dân ở các nước Lào, Campuchia còn được giao lưu với Đoàn thanh niên ở xã Kỳ Sơn thông qua Diễn đàn thanh niên với thích ứng biến đổi khí hậu. Diễn đàn đã góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên thanh niên cũng như người dân các địa phương về tình hình biến đổi khí hậu hiện nay.

Diễn đàn thanh niên với biến đổi khí hậu.

           Qua triển khai xây dựng  “Thôn thích ứng thông minh với Biến đổi khí hậu” ở thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh đã  khuyến khích nông dân sử dụng máy công cụ tiết kiệm nhiên liệu, quản lý phụ phẩm nông nghiệp và áp dụng biện pháp làm đất tối thiểu. Ngoài ra, người dân cũng sẽ được tham quan, học tập các điểm mô hình về thực hành nông nghiệp thích ứngthông minh với khí hậu để học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu về sản xuất nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu. Dự án“Thôn thích ứng thông minh với Biến đổi khí hậu” đã góp phần tập hợp nông dân, các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và địa phương cũng như việc lồng ghép vào các chính sách nông nghiệp có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực, sinh kế và tăng thu nhập cho hàng triệu nông dân sống ở các vùng dễ bị tổn thương bởibiến đổi khí hậu và thay đổi bất thường của thời tiết. 

         Những phương thức canh tác thông minh đang giúp  bà con nông dân đạt được mục tiêu giảm phát thải trong sản xuất nông nghiệp, thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu và nâng cao thu nhập, Thay đổi các phương thức lối mòn lạc hậu bằng các phương thức canh tác thông minh cũng là cách những người nông dân ở thôn Mỹ Lợi, xã Kỳ Sơn thể hiện trách nhiệm cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường toàn cầu./.

Theo Mạnh Hải- Phạm Tuấn- Trung Anh/Kỳ Anh
 Tags: dự án

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập523
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm520
  • Hôm nay58,202
  • Tháng hiện tại763,315
  • Tổng lượt truy cập90,826,708
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây