Học tập đạo đức HCM

UBND huyện Kỳ Anh: Tổng kết công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018.

Thứ sáu - 25/05/2018 22:48
Sáng ngày 24-5, UBND huyện Kỳ Anh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Các đồng chí Nguyễn Tiến Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Dương Thị Vân Anh, UVBTV Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND huyện, Nguyễn Xuân Thủy, UVBTV Huyện ủy, PCT UBND huyện, Hoàng Văn Bẹ, HUV, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện, các thành viên Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định 1886, Chủ tịch UBND 21 xã. Các đồng chí Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND huyện, Phạm Văn Dũng, HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện.
UBND  huyện Kỳ An tổng kết công tác  phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn năm 2017, nhiệm vụ năm 2018.
Đại biểu tham dự hội nghị

​Năm 2017,  cơn  bão số 10 đổ bộ vào trên địa bàn huyện Kỳ Anh đã gây thiệt hại lớn cho bà con nhân dân. Toàn huyện có 7 người bị thương, 31.214 nhà  bị thiệt hại, 56/56 trường học trên địa bàn bị tốc mái, hư hỏng thiết bị, 149 công trình nhà văn hóa bị tốc mái, 97 ha lúa hè thu, 220 ha rau màu các loại bị thiệt hại hoàn toàn, 20.185 ha/26.000 ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ, 220 con lợn và hơn 36.800 con gia cầm các loại bị chết, có 330 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Hệ thống giao thông bị hư hỏng và tắc nghẽn nhiều điểm, do mưa lớn sạt lở; nhiều cột điện bị gãy đổ,  03 cây cầu dân sinh bị hư hỏng. Một số công trình đang thi công bị sạt lở như: đê Hải - Thư, đường trục chính vào trung tâm đô thị Kỳ Đồng; đường Kỳ Lạc, đập tràn Cao Su xã Kỳ Sơn..., hàng chục tấn xi măng tại các công trình đang xây dựng bị ướt. Ngoài ra,  418 cột điện trung áp và cao thế, 830 cột điện hạ thế bị đổ gãy, 15 trạm biến áp trung và cao thế bị hỏng, hệ thống đường dây điện hầu như bị hưng hỏng và mất mát, nhiều nhà xưởng, xí nghiệp bị tốc mái. Hệ thống viễn thông bị hư hỏng nặng, có 04 cột ăng ten, 47 cột cáp bị đỗ gãy và hệ thống dây bị đứt,…tổng giá trị thiệt hại do thiên tai gây ra ước tính trên 1.500 tỷ đồng.

Đồng chí Nguyễn Tiến Hùng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy phát biểu tại hội nghị

Mặc dù, ngay từ đầu năm, UBND huyện  Kỳ Anh đã chỉ đạo các phòng chuyên môn chủ động điều chỉnh lịch thời vụ, chuyển đổi sản xuất để thích ứng với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, bão lụt nên đã né tránh giảm thiếu thiệt hại đáng kể cho sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo các xã tu sửa các công trình hồ đập thủy lợi, đê điều bị hư hỏng xong trước mùa mưa lũ. Xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó với thiên tai. Sau các đợt thiên tai xảy ra, UBND huyện đã phân công các Đoàn  Công tác  đến tận địa bàn được phân công, bám sát cơ sở động viên thăm hỏi, hướng dẫn thống kê thiệt hại, chỉ đạo khắc phục hậu quả sau bão, ưu tiên khắc phục sớm ổn định đời sống của nhân dân, giáo dục, y tế, môi trường, kiểm soát giá cả, an ninh trật tự, tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng, khôi phục sản xuất. UBND huyện còn  phân bổ 11,594 tỷ đồng nguồn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, 2.52 tỷ đồng từ ngân sách huyện; phân bổ 2.405kg hạt giống rau, 2.800kg hạt giống ngô để nhân dân gieo trỉa sản xuất vụ Đông, tiếp đón 437 đoàn cứu trợ đến huyện thông qua Ban vận động và trực tiếp các địa phương với tổng số tiền hơn 21,799 tỷ đồng Nhờ sự vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, thiệt hại về vật chất là rất lớn, song đã nhanh chóng khắc phục, tái thiết sớm  ổn định đời sống và sản xuất sau thiên tai, huy động được nhiều nguồn lực để hỗ trợ, khắc phục hậu quả thiên tai từ Trung ương đến địa phương, sự đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, các nhà hảo tâm …

Đồng chí Bùi Quang Hoàn, Chủ tịch UBND  huyện Kỳ Anh kết luận tại hội nghị..

Về nhiệm vụ năm 2018, UBND  huyện Kỳ Anh tiếp tục huy động tối đa sự tham gia của cả hệ thống chính trị,  các tổ chức kinh tế, xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng cùng chung tay triển khai thực hiện các phương án chủ động phòng ngừa, tổ chức ứng phó nhanh khi có thiên tai nhằm giảm nhẹ thiệt hại. Sử dụng tối đa các kênh thông tin từ tỉnh đến cơ sở để tuyên truyền rộng rãi và nhanh nhất đến tận người dân biết những diễn biến bất thường. Tổ chức hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư, phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh ngay tại cộng đồng. Nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, phát huy ý thức tự giác, tự chủ động phòng, tránh thiên tai của cộng đồng dân cư. Tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành viên trong Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn từ huyện đến cơ sở, để đảm bảo việc sẵn sàng công tác chỉ đạo, chỉ huy phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả một cách chủ động, nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả đối với từng địa bàn, từng lĩnh vực được phân công phụ trách. Cũng cố mạng lưới thông tin liên lạc từ huyện đến cơ sở, đảm bảo thông tin 2 chiều thông suốt trong mọi trường hợp.  Các đơn vị, các ngành phải xây dựng kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn 2018 sát với tình hình thực tế của từng ngành, địa phương và đơn vị. Nâng cao năng lực điều hành, chỉ huy, thực hiện các biện pháp phòng, chống, ứng phó thiên tai ngay tại cơ sở, nhất là các địa bàn xung yếu. Tổ chức rà soát, cập nhật, xác định những vùng nguy cơ xẩy ra ngập lũ sâu, vùng lũ quét, sạt lở đất để xây dựng phương án cụ thể trong ứng phó, di dời nhân dân trong trường hợp khẩn cấp, thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”, chủ động dự trữ lương thực, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm... ở những vùng thường xuyên bị chia cắt, khó khăn trong việc đi lại những tháng mùa mưa, lũ. Kiểm tra, đánh giá thực trạng các công trình phòng chống thiên tai có nguy cơ mất an toàn cao, nhất là các hồ chứa thủy lợi, công trình đê điều. Đánh giá điều kiện an toàn của các công trình đã dự kiến là nơi tạm trú của nhân dân khi sơ tán trong trường hợp bão mạnh, siêu bão. Kiểm tra tiến độ, điều kiện thi công các công trình xây dựng cơ bản, đặc biệt các công trình thủy lợi, giao thông, các công trình phòng, chống thiên tai bão lụt, sạt lở bờ sông, bờ biển đảm bảo an toàn trong mưa lũ. Rà soát, bổ sung, phê duyệt điều chỉnh quy trình vận hành điều tiết các hồ chứa nước. Tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy chế phối hợp giữa chủ hồ với các địa phương trong việc vận hành, thông tin, giám sát và điều tiết xã lũ.

Tại hội nghị tổng kết, UBND  huyện Kỳ Anh đã trao giấy khen cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống bão lụt năm 2017.


Theo Mạnh Hải, Phạm Tuấn/kyanh.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập311
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại718,214
  • Tổng lượt truy cập90,781,607
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây