Chiều nay (19/5), Đoàn kiểm tra và chỉ đạo công tác Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh làm việc tại huyện Kỳ Anh để đánh giá tình hình thời gian qua và lắng nghe những đề xuất của địa phương nhằm ứng phó tốt hơn trong thời gian tới. |
Các thành viên đoàn làm việc cùng đại diện huyện Kỳ Anh.
Năm 2020, thiên tai trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Kỳ Anh nói riêng diễn biến hết sức phức tạp. Tại huyện Kỳ Anh, ngay từ đầu năm đã xuất hiện các hiện tượng thời tiết cực đoan như: rét đậm, rét hại, giông, lốc, sét…; giữa năm chịu ảnh hưởng của nhiều đợt nắng nóng gay gắt; những tháng cuối năm chịu ảnh hưởng hoàn lưu của các cơn bão số 2, số 5, số 6, số 7, số 8, số 9 và cơn bão số 13; đặc biệt, trận lũ lịch sử từ ngày 15 - 21/10 gây thiệt hại hết sức nặng về dân sinh, cơ sở hạ tầng.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Anh Trần Bá Toàn báo cáo công tác phòng chống thiên tai, TKCN năm 2020.
Năm 2020, mưa lũ đã làm 1.700ha lúa hè thu đang thời kỳ trổ bông bị ngập sâu ảnh hưởng đến năng suất; xã Kỳ Thượng và xã Kỳ Lạc bị chia cắt hoàn toàn; 8 thôn của xã Kỳ Tây và Lâm Hợp, với 936 hộ/2.976 nhân khẩu bị nước lũ chia cắt; hơn 4 km đường giao thông, 6 cầu, 21 cống bị sạt lở; tại địa bàn 7 xã miền núi có 166,16ha rừng bị sạt lở, hơn 75 ha đất trồng lúa bị vùi lấp... Ước tính thiệt hại hơn 190 tỷ đồng.
Chủ tịch UBND xã Kỳ Khang Hồ Xuân Trính: Sau hiện tượng sạt lở, việc cải tạo đất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Huyện Kỳ Anh đề xuất UBND tỉnh cần chỉ đạo các ngành chuyên môn rà soát, đánh giá, dự báo cụ thể về sạt lở núi; xem xét, đầu tư khu vực neo đậu tàu thuyền ở các xã ven biển; đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt cho Nhân dân ở 2 thôn Lạc Thanh, Lạc Thắng (Kỳ Lạc); hỗ trợ kinh phí khắc phục bị thấm, rò rỉ thân đập Khe Sung (Lâm Hợp); hồ Cỏ Lăn (Kỳ Bắc)... |
Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải: Khi có thiên tai xảy ra, huyện Kỳ Anh đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của cấp trên, đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai trực tiếp xuống cơ sở, bám sát địa bàn để chỉ đạo công tác ứng phó với mưa, lũ.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã nêu rõ một số bài học kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai của huyện Kỳ Anh và đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Theo đó, huy động cả hệ thống chính trị và mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tại chỗ nhằm chủ động phòng tránh, ứng phó, khắc phục kịp thời có hiệu quả thiệt hại do thiên tai gây ra;
Nhanh chóng triển khai các biện pháp cụ thể để phục hồi sản xuất, kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp, trường học, bệnh viện; đảm bảo an sinh xã hội sau thiên tai; khôi phục, sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống Nhân dân.
Phó Trưởng ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Hoàng Thanh Tùng (thành viên đoàn kiểm tra): Trong thời gian tới, huyện Kỳ Anh cần chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức tự bảo vệ, kỹ năng đánh giá tình hình của người dân nhằm tránh những thiệt hại không đáng có.
Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó phù hợp, thích nghi với biến đổi khí hậu, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững trong năm 2021 và những năm tiếp theo.
Trước khi làm việc, đoàn đã kiểm tra tình trạng biển xâm thực ở xã Kỳ Phú...
... kiểm tra vị trí tràn Cây Tran ở thôn Đại Đồng, xã Kỳ Văn
Đoàn cũng đã đến khảo sát điểm sạt lở núi đã bồi lấp 3ha đất ở thôn Đồng Tiến, xã Kỳ Khang năm 2020.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã