Học tập đạo đức HCM

Kỳ Tây phát triển các mô hình kinh tế trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ sáu - 09/04/2021 23:55
Kỳ Tây là vùng đất đồi núi, nằm ở phía Tây của huyện Kỳ Anh, có trên 2.000 ha đất sản xuất, cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm gần14%, thu nhập của bà con nhân dân còn thấp, chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, nghiệp. Trăn trở lớn nhất của Hội nông dân xã đó là làm sao để đưa người dân xã Kỳ Tây thoát nghèo, sớm đưa Kỳ Tây sớm đạt chuẩn nông thôn mới phát triển tương xứng với tiềm năng lợi thế các xã vùng thượng huyện Kỳ Anh. Xuất phát từ thực tiễn đó, nhờ có các chủ trương, chính sách trong phát triển kinh tế, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang vườn hộ; xây dựng các mô hình trong nông thôn mới, đã góp phần làm đổi thay nhận thức, cách làm của bà con nhân dân, từ đó không ngừng đẩy mạnh phát triển sản xuất, đưa vùng đất được coi là “rốn nghèo” ở huyện Kỳ Anh ngày một đi lên, sớm đạt chuẩn nông thôn mới .
Kỳ Tây phát triển các mô hình kinh tế trong xây dựng nông thôn mới.

Tận dụng tiềm năng thế mạnh đồi núi để phát triển kinh tế đang là cách làm của nhiều tổ chức cá nhân. Đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả phải kể đến ông Nguyễn Trung Hậu ở thôn Nam Xuân, xã Kỳ Tây. Trước đây, cũng như bao nhiều hộ gia đình khác, giữa cuộc sống lam lũ, quanh năm đói nghèo, ông phải đi làm thuê để kiếm kế sinh nhai. Sau nhiều đêm trăn trở, ông đã quyết định đầu tư xây dựng mô hình kinh tế trên chính mảnh đất quê hương bằng việc mạnh dạn đầu tư chỉnh trang vườn hộ, cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, anh còn trồng sắn để làm thức ăn cho đàn gia súc, gia cầm. Nhờ cần cù, chịu khó nên đến nay, ông đã trồng trên 150 gốc cam, bưởi và 100 gốc mít thái. Nhờ có sự chăm sóc đúng kỹ thuật nên vườn cây ăn quả của gia đình ông Hậu phát triển rất tốt.

Theo dự tính, thời gian tới, mô hình trồng cây ăn quả của gia đình ông Hậu sẽ thu nhập cao. Không chỉ giỏi làm kinh tế, ông Hậu còn thường xuyên chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm trồng cây ăn quả với người dân trong vùng nhằm góp phần nhân rộng mô hình trên địa bàn xã. Thành công của mô hình kinh tế quy mô lớn này không chỉ giúp ông Hậu phát triển kinh tế gia đình mà còn là địa chỉ tin cậy để người dân xã Kỳ Tây tham quan, học tập, góp phần lan tỏa phong trào làm giàu từ phát triển kinh tế vườn, vốn là thế mạnh của xã Kỳ Tây.

Hưởng ứng phong trào xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, nhiều hội viên người cao tuổi ở xã Kỳ Tây đã mạnh dạn đi đầu trong phong trào này. Điển hình là ông Đặng Xuân Thúc, thôn Minh Xuân. Nắm được chủ trương của tỉnh, của huyện và được tham gia các lớp tập huấn về xây dựng vườn mẫu, ông Thúc đã cùng với gia đình quyết tâm cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn quả để nâng cao hiệu quả kinh tế. Từ khu vườn rộng hơn 2.000 m 2 được quy hoạch trồng các loại rau, củ, quả; như mít, chuối, khoai từ, khoai vạc, ngô, lạc và các loại rau ngắn ngày khác...

Đến nay, vườn cây của ông phát triển tốt, cho năng suất cao. Dù tuổi đã cao song ông Đặng Xuân Thúc hằng ngày vẫn say sưa chăm sóc mảnh vườn của mình. Mô hình vườn mẫu của gia đình ông đã trở thành nơi tham quan học tập của nhiều hội viên Hội Người cao tuổi trong và ngoài huyện, tạo nên điểm nhấn phong phú cho bức tranh nông thôn mới trên địa bàn xã đồi núi Kỳ Tây. Ông là tấm gương sáng để con cháu noi theo, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

Không chỉ đẩy mạnh phát triển các mô vườn mẫu, nhiều hộ dân ở xã Kỳ Tây còn mạnh dạn mở rộng diện tích trồng chè nguyên liệu. Nhờ liên kết với doanh nghiệp nên bà con nông dân không phải lo về đầu ra của sản phẩm. Cây chè đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều hộ nông dân. Gia đình ông Đinh Văn Thành ở thôn Đông Xuân là một ví dụ điển hình. Nhờ đầu tư và chăm sóc đúng quy trình khoa học kỹ thuật nên 10 sào chè của gia đình ông luôn xanh tốt mơn mởn. Bình quân, trung bình mỗi năm cho thu hoạch trên 10 tấn với giá trị thu hoạch từ 80 - 100 triêu đồng.

Cây chè không những mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình ông mà còn tạo điều kiện giúp gia đình ông được trao đổi thông tin, kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ  kỹ thuật, bằng việc liên kết tiêu thụ sản phẩm với Xí nghiệp Chè 12/9. Nhờ biết áp dụng các tiến bộ KHKT những năm qua ông đã nỗ lực khai thác tiềm năng đất đai rộng lớn, xây dựng và phát triển mô hình đưa lại nguồn thu nhập khá, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững cùng với xã Kỳ Tây đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM.

Còn đối với mô hình chăn nuôi bò của gia đình ông Đinh Văn Kỳ, ở thôn Nam Xuân, thực hiện mô hình nuôi bò vỗ béo mang lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2013, sau khi nuôi thử nghiệm có kết quả, anh mạnh dạn đầu tư để xây chuồng và đầu tư nuôi gần 30 bò, trong đó có 10 con nái sinh sản. Với quy trình nuôi bò khép kín từ việc sử dụng nguồn thức ăn từ các đồng cỏ tự nhiên và các sào đất cỏ của của gia đình... đến sử dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh. Mỗi năm, gia đình ông thu về từ 150 - 160 triệu đồng.

Chăn nuôi bò cho hiệu quả kinh tế cao, tận dụng được nhiều nguồn thức ăn, không tốn công chăn thả; nguy cơ về dịch bệnh cũng được hạn chế đến mức thấp nhất. Để khai thác thế mạnh của vườn, rừng địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Kỳ đã đầu tư phát triển đàn bò hướng trang trại tập trung và mở rộng diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi.

Bên cạnh việc tập trung xây dựng các mô hình, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xã Kỳ Tây, đã tập trung tuyên truyền, vận động, hướng dẫn triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ, các mô hình phát triển kinh tế. Đến nay, trên địa bàn xã đã có hàng chục mô hình hoạt động hiệu quả, mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, số mô hình kinh tế được hình thành mới chưa nhiều và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương, nhất là các mô hình mô hình quy mô lớn. Cái khó nhất hiện nay đối với xã Kỳ Tây vẫn là cần phải thay đổi tập quán sản xuất của người dân bởi phần nhiều vẫn còn mang nặng tính tự phát, truyền thống nhỏ lẻ; việc hiểu biết và nắm bắt khoa học kỹ thuật mới trong việc đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi chưa nhiều.

Từ thực tế kinh nghiệm sản xuất và hiệu quả mà các mô hình kinh tế đem lại, xã Kỳ Tây đang tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng các mô hình, từng bước nâng cao hiệu quả tăng thu nhập cho bà con nhân dân, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển. Đây sẽ là động lực quan trọng để Kỳ Tây tự tin trên trong quá trình nỗ lực phấn đấu xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2021./.

 

Bài: Thuý Nga- Anh Đức/http://kyanh.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập274
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại814,499
  • Tổng lượt truy cập90,877,892
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây