Học tập đạo đức HCM

Thanh niên Kỳ Anh khởi nghiệp với mô hình trồng dưa lưới

Thứ hai - 04/10/2021 00:54
Khát vọng làm giàu trên quê hương bằng mô hình sản xuất mới đã thúc đẩy chàng trai 9X Phạm Hữu Hậu (Kỳ Sơn, Kỳ Anh) thử sức và đi đến thành công với mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao.
1 4
Từ diện tích ban đầu là 300 m , đến nay, anh Hậu đã mở rộng diện tích lên 1.700 m 2

Năm 2018, Phạm Hữu Hậu (SN 1996, thôn Sơn Bình 3, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh) thử sức với mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng đầu tiên tại Kỳ Anh. Anh Hậu tâm sự: “Đã từ lâu tôi ấp ủ phải thực hiện cho được một mô hình nông nghiệp công nghệ cao. Tìm hiểu kỹ tôi chọn cây dưa lưới. Không chỉ vì hiệu quả kinh tế mà còn mong cung cấp cho thị trường sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, nhất là khi thực phẩm bẩn đang tràn lan như hiện nay”. Từ diện tích ban đầu là 300 m , đến nay, anh đã mở rộng diện tích lên 1.700 m . Anh Hậu cho biết, số tiền để đầu tư xây dựng mô hình ban đầu là hơn 500  triệu đồng, trong đó, được Nhà nước hỗ trợ chi phí xây dựng nhà màng với trị giá 150 triệu đồng.

2 4
Thanh niên trẻ đam mê với nông nghiệp công nghệ cao, đến nay anh Phạm Hữu Hậu đã thu về những "quả ngọt" đầu tiên

Trung bình mỗi năm, anh Hậu đã trồng được 3 vụ dưa lưới, sản lượng dưa lưới thu hoạch đạt từ 1,5-1,7 tấn/vụ, giá bán từ 30.000 - 45.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, khấu hao thiết bị, cho lãi khoảng trên 50 triệu đồng/vụ.

3 3
Trung bình mỗi năm, anh Hậu đã trồng được 3 vụ dưa lưới, sản lượng dưa lưới thu hoạch đạt từ 1,5-1,7 tấn/vụ...

Nhờ năng động, chịu khó tìm hiểu và vận dụng một cách linh hoạt ưu điểm của các mô hình khác nhau nên anh Hậu giảm được chi phí đầu tư khá nhiều. Với nhà kính, thay vì đi thuê, anh bỏ thời gian mua nguyên vật liệu về tự làm. Đối với hệ thống tưới nhỏ giọt, anh học theo phương pháp của Israel và tự chế hệ thống tưới nước thông minh cho vườn dưa. Anh cũng tự nghiên cứu công thức bón phân hữu cơ bón cho vườn dưa, vừa tạo độ ẩm vừa đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Riêng về giống, anh chọn giống dưa lưới TL03 sinh trưởng khỏe, cho quả to, độ ngọt đạt tiêu chuẩn.

Để các siêu thị tin tưởng bao tiêu, anh đã mua dụng cụ thử các chỉ số về độ nước, độ ngọt của dưa. Sau đó, các cửa hàng hoa quả sạch ở trong và ngoài huyện cử đại diện đến kiểm tra, đối chứng khi đạt yêu cầu họ mới ký hợp đồng thu mua. Tháng 11/2020, sản phẩm dưa lưới của anh Hậu được công nhận đạt chuẩn VietGap. Có đầu ra ổn định, lợi nhuận khá cao, anh Hậu đang nghiên cứu để trồng các loại cây trồng khác như dưa chuột, hoa ly,…

4 3
Tháng 11/2020, sản phẩm dưa lưới của hộ sản xuất Phạm Hữu Hậu được công nhận đạt chuẩn VietGap

Đến nay, sau gần 3 năm sản xuất dưa lưới, anh Phạm Hữu Hậu đã có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định ở trong và ngoài tỉnh . Theo anh Hậu, việc trồng dưa lưới trong nhà màng có nhiều ưu điểm như: quản lý cây trồng tốt hơn, giúp che mưa và ngăn côn trùng xâm nhập, nông dân giảm chi phí do ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm sạch và bảo vệ sức khỏe người trồng lẫn người tiêu dùng.

 

5 2

Tuy nhiên, việc trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có những khó khăn nhất định. Đó là vốn đầu tư tương đối lớn, việc phát triển mô hình trồng dưa lưới đòi hỏi công chăm sóc phải tỉ mỉ; người trồng phải biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất mới có thể thành công. Đặc biệt, trong thời điểm dịch bệnh đang có nhiều diễn biến phức tạp nên công tác vận chuyển đến các tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, như Hà Nội, Đà Nẵng…

6 1
Các cửa hàng hoa quả sạch ở trong và ngoài huyện tiến hành  thu mua ngay tại vườn

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của anh Phạm Hữu Hậu có triển vọng về hiệu quả kinh tế, góp phần tạo điều kiện cho người dân địa phương tiếp cận. Tin tưởng rằng với những yếu tố về công nghệ, kỹ thuật và con người, mô hình trồng dưa lưới của anh Hậu sẽ đáp ứng được nhu cầu của thị trường và đây cũng là điển hình cho các thanh niên tại địa phương có thể học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm để từ đó khởi nghiệp, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.

Bài: Huyền Trang - Trung Anh/http://kyanh.hatinh.gov.vn/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay26,480
  • Tháng hiện tại684,549
  • Tổng lượt truy cập90,747,942
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây