Học tập đạo đức HCM

Xây dựng Lộc Hà thành trung tâm thương mại - dịch vụ và du lịch biển

Thứ hai - 03/08/2015 21:07
Lộc Hà là địa phương được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng, lợi thế. Không chỉ có hơn 12 km đường bờ biển cạnh dãy núi Bằng Sơn hùng vĩ, Lộc Hà chỉ cách TP Hà Tĩnh 10 km và hệ thống giao thông thuận lợi kết nối các khu du lịch biển: Xuân Thành, Thiên Cầm. Xác định được tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm qua, huyện đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để sớm xây dựng Lộc Hà trở thành trung tâm thương mại - dịch vụ và du lịch biển của tỉnh.

Ưu tiên khai thác, nuôi trồng thủy sản

Khai thác và chế biến thủy, hải sản là nghề truyền thống của người dân vùng biển cửa Lộc Hà. Những năm qua, nhờ đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, cuộc sống người dân Lộc Hà, đặc biệt là các xã vùng biển cửa đã được nâng lên rõ nét. Bên cạnh sự chịu khó và ý chí vươn lên của người dân thì vai trò của cấp ủy, chính quyền huyện trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai các chủ trương, chính sách được khẳng định. Mặc dù nguồn ngân sách địa phương còn hạn hẹp nhưng Lộc Hà đã mạnh dạn ban hành nhiều chính sách thiết thực trong hỗ trợ nâng cấp, đóng mới tàu thuyền công suất lớn để ngư dân tham gia đánh bắt xa bờ, nâng cao năng suất và sản lượng khai thác.

Xây dựng Lộc Hà thành trung tâm thương mại - dịch vụ và du lịch biển

Bãi tắm Xuân Hải tuyệt đẹp, một trong những thế mạnh của Lộc Hà trong phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch

Với mức hỗ trợ 200 triệu đồng cho đóng mới, cải hoán tàu có công suất trên 90 CV, Lộc Hà đã tạo được sự chuyển biến tích cực trong việc khai thác, đánh bắt thủy sản trên địa bàn. Từ khi triển khai chính sách hỗ trợ đến nay, toàn huyện đã hỗ trợ 7,9 tỷ đồng đóng mới 55 tàu có công suất trên 90 CV. Hiện, Lộc Hà có tất cả 310 tàu thuyền với tổng công suất 13.800 CV. Có tàu công suất lớn, ngư dân mạnh dạn ra khơi đánh bắt dài ngày, góp phần nâng cao giá trị và sản lượng thủy sản. Ước tính, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản toàn huyện trong năm 2015 đạt trên 4.000 tấn, tăng gần 870 tấn so với năm 2010 (khoảng 21,7%).

Cùng với khai thác, nuôi trồng thủy sản cũng được Lộc Hà tập trung phát triển mạnh trong thời gian qua. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích người dân phát huy triệt để tiềm năng, lợi thế, mạnh dạn thử nghiệm những mô hình mới, đối tượng mới có giá trị kinh tế cao và bền vững. Với lợi thế tiếp giáp vùng cửa biển có diện tích mặt nước mặn lợ lớn, xã Mai Phụ tiến hành nuôi thử nghiệm và đã thành công với các loại hải sản như: nghêu Bến Tre, hàu, cá mú, cá vược biển nuôi lồng bè. Ngoài ra, các địa phương khác như: Thạch Châu, Hộ Độ ngày càng có thêm nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh với quy mô lớn. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Lộc Hà hiện có 425 ha, với sản lượng dự kiến trong năm nay đạt hơn 1.615 tấn, tăng 165 tấn so với 5 năm trước.

Mở hướng du lịch biển

Với vẻ đẹp hoang sơ và nhiều tiềm năng, những năm gần đây, bãi biển Xuân Hải (Thạch Bằng) đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan, nghỉ dưỡng, đặc biệt là sau khi cơ sở hạ tầng, giao thông được hoàn thiện.

Xây dựng Lộc Hà thành trung tâm thương mại - dịch vụ và du lịch biển

Phát triển mô hình nuôi cá lồng bè, góp phần nâng cao thu nhập cho nhiều gia đình ở Mai Phụ.

Ông Lê Quang Huệ - Phó Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà chia sẻ: “Việc được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng khu du lịch biển với tổng quy mô 400 ha, trong đó, 150 ha dịch vụ và 250 ha khu du lịch cao cấp trên địa bàn huyện đã đặt nền tảng vững chắc và tạo động lực thúc đẩy mục tiêu xây dựng đô thị du lịch biển theo định hướng chiến lược phát triển KT-XH huyện Lộc Hà đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện, địa phương đang tích cực giới thiệu, quảng bá hình ảnh khu du lịch biển Xuân Hải để thu hút du khách, đồng thời, nỗ lực tìm kiếm, mời gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đủ năng lực tham gia vào các dự án sẽ được triển khai tại đây”.

Sự phát triển của ngành du lịch biển ở Lộc Hà cũng mở một lối ra đầy triển vọng cho thủy sản và các sản phẩm làm ra từ “lộc biển”. Nghề chế biến thủy sản phát triển mạnh và rất đa dạng. Toàn huyện hiện có 18 cơ sở cấp đông với 50 kho đông lạnh. Hàng năm, tổng sản lượng thủy sản được thu mua qua các kho cấp đông và chợ đầu mối tại cảng cá Cửa Sót đạt trên 7.000 tấn, cao gần gấp đôi so với sản lượng đánh bắt. Cùng với đó, với nhu cầu chế biến bột cá của HTX Thiên Phú, (thôn Long Hải, xã Thạch Kim) lên đến 100 tấn cá tươi mỗi ngày, dịch vụ hậu cần nghề cá ở Lộc Hà đang hứa hẹn nhiều tiềm năng. Ngoài ra, từ “lộc biển”, người dân đã sản xuất ra các sản phẩm có thể cạnh tranh trên thị trường như nước mắm, ruốc ở Thạch Kim.

Phát triển kinh tế biển đang khẳng định hiệu quả, Lộc Hà đã bước đầu thành công trong việc phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu trở thành một đô thị biển lý tưởng trong tương lai, đòi hỏi khá nhiều thời gian, kinh phí với một chiến lược bài bản. Vì vậy, huyện Lộc Hà xác định một số nhiệm vụ trước mắt mang tính đột phá cần phải sớm hoàn thành đó là xây dựng và phát triển hệ thống chuỗi các điểm đô thị, thị tứ thương mại - dịch vụ - du lịch. Đẩy nhanh xúc tiến đầu tư khu du lịch biển Xuân Hải - Chân Tiên theo quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt trở thành khu du lịch trọng điểm của tỉnh, đồng thời, gắn du lịch biển, du lịch tâm linh với du lịch sinh thái và giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp chủ lực…

Bảo Trâm
Theo: baohatinh.vn

 Tags: lộc hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay33,345
  • Tháng hiện tại939,447
  • Tổng lượt truy cập91,002,840
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây