Người ta vẫn gọi những người nông dân ở đây là “dân trồng hành tăm” để nói đến “thâm niên” trồng hành và sự chịu thương, chịu khó của những nông dân thôn Hồng Tiến và thôn Hồng Khánh xã Xuân Giang. Bởi trong các loại rau màu thì trồng hành tăm là vất vả nhất. Thế nhưng bằng kinh nghiệm và sự học hỏi cải tiến cách làm nên những người trồng hành ở Hồng Tiến và Hồng Khánh ( xã Xuân Giang ) lại thấy đây là một trong những cây trồng nhàn nhã và cho thu nhập cao. Như mọi năm, vụ Đông Xuân năm nay, gia đình ông Trần Dũng ở Thôn Hồng Tiến, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân triển khai làm trên 2,5 sào hành tăm. Ông Trần Dũng cho biết: " Gia đình tôi có truyền thống trồng hành, qua thực tế tôi thấy cây hành tăm hợp với đất ở đây và cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác."
Vì vậy, trong vài năm trở lại đây trên những diện tích đất cao cưỡng, đất trồng lạc, trồng các loại hoa màu hiệu quả thấp, bà con nông dân của hai thôn Hồng Tiến và Hồng Khánh ( xã Xuân Giang) đã chuyển đổi sang trồng hành tăm cho thu nhập gấp 5 - 6 lần so với các loại cây trồng khác. Ông Nguyễn Hữu Đồng, thôn trưởng thôn Hồng Khánh, xã Xuân Giang cho biết thêm: " Thôn chúng tôi năm nay trồng 5ha, để đưa cây hành tăm vào trồng thôn cũng vận động bà con tập trung chuyển đổi một số diện tích đất trồng các loại hoa màu cho hiệu quả thấp chuyển sang trồng hành tăm, để tính thu nhập thì trồng hành tăm hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng cái khó đối với bà con con chúng tôi là đầu ra không ổn định"
Xuân Giang cũng là xã trồng nhiều hành tăm nhất huyện Nghi Xuân, chủ yếu tập trung tại hai thôn Hồng Tiến và Hồng Khánh. Trước đây mỗi gia đình chỉ trồng một vài luống hành tăm gần nhà đủ để ăn, rồi dần dần diện tích cây hành mở rộng, có gia đình trồng 1 - 3 sào nhưng cũng có những hộ đầu tư trồng 4 - 5 sào hành, vì theo bà con nông dân trồng hành tăm tận dụng được thời gian, lại cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi sào hành tăm cho năng suất từ 4 - 4,5 tạ, tính theo giá thị trường mỗi kg có giá từ 25 - 30 nghìn đồng, có thời điểm 50 nghìn đồng, như vậy trừ chi phí mỗi sào hành tăm bà con nông dân có thu nhập 5 - 6 triệu đồng, so với cây lạc và cây lúa thì gấp 5 - 6 lần . Trồng hành tăm, khâu thu hoạch là vất vả nhất, nhưng nhờ kinh nghiệm trồng tỉa và chăm sóc nên hiện nay việc thu hoạch hành đơn giản và mất ít thời gian hơn nhiều so với trước kia.
Thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, thời gian qua xã Xuân Giang đã vận động bà con nông dân tiếp tục chuyển đổi một số diện tích trồng cây màu kém hiệu quả chuyển sang trồng hành tăm cho thu nhập cao hơn. Vụ Đông Xuân năm nay, toàn xã trồng 15 ha, tăng hơn năm trước 1 ha. Bình quân mỗi héc ta cho thu nhập từ 10 - 12 triệu đồng. Dự ước mỗi vụ nếu thời tiết thuận lợi, canh tác đúng quy trình kỹ thuật, thu nhập từ sản phẩm hành tăm của bà con nông dân xã đạt từ 2 - 3 tỷ đồng.
Với kế hoạch đưa cây hành tăm trở thành rau màu chủ lực trong phát triển kinh tế của địa phương, xã Xuân Giang đang tập trung tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tiếp tục vận động bà con nông dân mở rộng các diện tích đất cao cưỡng, đất trồng các loại hoa màu cho hiệu quả kinh tế thấp để trồng hành tăm. Việc mở rộng diện tích cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp nhất là cây hành tăm ở Xuân Giang sẽ góp phần năng cao thu nhập cho bà con nông dân trong thực hiện mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Theo Ngọc Trâm/nghixuan.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã