Gia đình ông Trần Văn Thân và bà Nguyễn Thị Xuân là một trong những hộ dân có diện tích nuôi Tôm lớn nhất xã Xuân Trường, với diện tích đầm tôm khoảng 7ha được bà thiết kế gồm 2ha nuôi thâm canh áp dụng công nghệ cao, số còn lại là nuôi quảng canh. Trọng vụ Xuân vừa rồi gia đình bà được mùa và thu về trên 7 tấn tôm thành phẩm, thu lãi trên 500 triệu đồng.
Những ngày này, gia đình ông bà đang tích cực đầu tư thuê máy móc, nhân lực tiến hành cẩu đất, đắp bờ ô đầm, dọn vệ sinh chuẩn bị các điều kiện cho vụ nuôi mới. Các ao được sắp xếp khoa học, hợp lý. Trong diện tích ao nuôi, gia đình ông bà còn đầu tư trang thiết bị... đảm bảo quy trình nuôi đúng kỹ thuật của phương pháp nuôi công nghiệp và nuôi quảng canh.
Người dân dọn vệ sinh ao chuẩn bị cho vụ nuôi tôm Hè Thu
Bước vào vụ nuôi Hè Thu năm 2017, nông dân ở các xã vùng ven biển huyện Nghi Xuân đã tập trung cải tạo ao, đầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. Để phấn đấu đạt năng suất, hiệu quả kinh tế cao, nhiều địa phương đã tập trung tuyên truyền cho bà con nông dân nâng cấp bờ bao, hệ thống cống, cải tạo ao, đầm, bảo đảm các yếu tố môi trường nước, đất ao phù hợp với con nuôi, chọn mua tôm giống của các cơ sở sản xuất, kinh doanh có uy tín, đã qua kiểm tra, kiểm dịch, thả nuôi, chăm sóc tôm đúng theo hướng dẫn kỹ thuật.
Toàn huyện Nghi Xuân có diện tích nuôi tôm là 480ha, trong đó: Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, công nghệ cao là 120ha, diện tích nuôi tôm thẻ quảng canh cải tiến là 105ha; diện tích nuôi tôm sú quảng canh cái tiến và nuôi xen ghép là 255ha chủ yếu tập trung ở các xã Xuân Đan, Xuân Trường, Xuân Hôi và 1 số xã ven biển khác... Đến thời điểm này, công tác cải tạo ao, đầm, xử lý nước trước khi đưa vào nuôi được các địa phương thực hiện đúng quy trình. Một số diện tích đã được đưa vào nuôi và tiến hành tu tỉa. Phần lớn các cơ sở nuôi công nghiệp có hệ thống công trình phụ trợ đầy đủ như ao chứa, ao lắng, hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt... bờ ao nuôi được trải bạt hoặc đổ bê tông nhằm tránh rò rỉ nước
Để nuôi thả thủy sản vụ Hè Thu 2017 đạt hiệu quả cao, huyện đã chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt công tác kiểm soát chất lượng các vật tư trong nuôi trồng thủy sản. Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm tra, giám sát điều kiện vùng nuôi trồng, môi trường, dịch bệnh, chất lượng thức ăn, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường... bảo đảm chất lượng. Đồng thời, kiểm tra, kiểm dịch chặt chẽ chất lượng giống sản xuất trong huyện và di ương từ tỉnh ngoài về.
Trong 6 tháng đầu năm, diện tích thả nuôi tôm trên địa bàn huyện Nghi Xuân là 420ha, số giống tôm thả nuôi 110 triệu con, sản lượng đạt 215 tấn trong đó sản lượng tôm nuôi 175 tấn. Để phát huy những tiềm năng thế mạnh của huyện, hiện nay huyện đang chỉ đạo đẩy mạnh nuôi theo hướng thâm canh bền vững với nhiều hình thức đa dạng nhằm tập trung tăng nhanh sản lượng hàng hóa, tạo ra bước đột phá trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Với sự khẩn trương tích cực, đến nay, các điều kiện thả nuôi vụ Hè Thu 2017 trên địa bàn Nghi Xuân đã ổn định, chuẩn bị cho việc đưa 100% diện tích ao, đầm đã được cải tạo, tu bổ, xây dựng xong vào nuôi đúng lịch thời vụ.
Theo Ngọc Trâm/nghixuan.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã