Học tập đạo đức HCM

Xuân Hồng - Điểm sáng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Thứ tư - 13/03/2013 02:42
Xuân Hồng (Nghi Xuân) là một “điểm sáng” trong công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm trong toàn tỉnh. Điều đó được thể hiện từ cả mấy thập kỷ qua, góp phần đưa chăn nuôi của Xuân Hồng phát triển ổn định.

Nằm dọc hai bên tuyến Quốc lộ 1A, Xuân Hồng có lợi thế về phát triển chăn nuôi, trong đó đặc biệt là chăn nuôi thuỷ cầm. Người dân ở đây đã biết khai thác tiềm năng đất đai hoang hoá đào ao nuôi cá, thả gà, chăn vịt. Đây cũng chính là nguồn thu nhập cao cho hàng trăm hộ dân, không chỉ xoá đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu.

Xuân Hồng - Điểm sáng phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Ông Nguyễn Duy Bá (bên trái) là chủ hộ chăn nuôi làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia cầm

Chúng tôi đến thăm trang trại của gia đình ông Nguyễn Duy Bá ở xóm 8 vừa lúc ông cho xuất hàng nghìn quả trứng gà và vịt. Ông Bá chia sẻ: gia trại chăn nuôi của tôi lúc nào cũng có hơn 1000 con vịt và 300 con gà đẻ. Mỗi đêm đàn vịt sinh sản bình quân khoảng 800 quả trứng, mỗi tháng mang về cho gia đình khoảng 60 triệu đồng. Đó là chưa kế thu nhập về trứng gà và cá. Để đảm bảo cho đàn vịt, gà phát triển tốt, tôi luôn coi trọng công tác phòng bệnh bằng nhiều biện pháp kết hợp như tiêm vắc – xin, vệ sinh sạch sẽ khu vực chăn nuôi…

Đặc biệt, vào những thời điểm cuối năm, việc tiêm phòng được tăng cường bởi đây là lúc các bệnh như dịch tả, H5N1 dễ bùng phát. Do đó, bên cạnh những việc thường xuyên tham gia các đợt tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm của cán bộ thú y tổ chức, gia đình tôi còn chủ động mua thuốc tiêm phòng bổ sung để đảm bảo sức đề kháng cho đàn cầm. Qua các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi do huyện tổ chức, chúng tôi ý thức được nguyên tắc “chăn nuôi thì phải tiêm phòng”. Việc tiêm phòng cho đàn gia súc tuy phải đầu tư thêm kinh phí, song đó cũng là một trong những biện pháp để đàn gia cầm đảm bảo chất lượng, giảm tỷ lệ rủi so cho người chăn nuôi.

Ý thức về phòng bệnh cho gia súc, gia cầm của ông Bá cũng là nhận thức chung của hầu hết các hộ chăn nuôi ở Xuân Hồng. Toàn xã có tổng đàn gia súc hơn 5.400 con, 26.000 con gia cầm và 90.000 con thuỷ cầm; tỉ trọng chăn nuôi chiếm gần 40% trong tổng thu nhập ngân sách của địa phương.

Với lợi thế cho phát triển chăn nuôi nhưng ngược lại Xuân Hồng nằm trên tuyến QL1A là nơi lưu lượng vận chuyển động vật qua lại thường xuyên trên địa bàn; có chợ Đền Củi buôn bán cũng khá sầm uất. Vì vậy, đây cũng là nơi tiềm ẩn nguy cơ rất dễ xẩy ra dịch bệnh nếu không được chủ động phòng ngừa kịp thời và hiệu quả.

“Muốn chăn nuôi phát triển bền vững thì công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm phải được đặt lên hàng đầu. Đó là nhận thức chung từ lãnh đạo chính quyền xã Xuân Hồng cho đến mỗi người dân chăn nuôi. Nhờ vậy, mà hàng chục năm qua chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Xuân Hồng không xẩy ra dịch bệnh, mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân”, ông Nguyễn Xuân Tuyên – Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng khẳng định.

Điều đó, được thể hiện từ cách làm hay của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm xã Xuân Hồng. Ngoài công tác tuyên truyền, cán bộ thú y xã thường xuyên nắm bắt và khuyến cáo đến tận các hộ dân về tình hình dịch bệnh trong nước, trong tỉnh và cùng với người chăn nuôi tăng cường sử dụng các biện pháp phòng bệnh kịp thời. Đặc biệt, công tác tiêm vắc xin phòng bệnh được xem là khâu hết sức quan trọng. Toàn xã có 3 HTX nông nghiệp Lam Sơn, Song Hồng và Hồng Phúc. Tất cả người dân ở Xuân Hồng đều là xã viên của 3 HTX này. Chính vì vậy, việc tiêm phòng gia súc, gia cầm của các xã viên đều được Ban chủ nhiệm HTX quản lý.

Nếu xã viên nào không thực hiện tiêm phòng theo định kỳ thì cũng bị trừ chí phí tiêm theo quy định. Ngoài ra, các hộ chăn nuôi đó sẽ không được xét gia đình văn hoá và các tổ chức hội phải chịu trách nhiệm khi hội viên của mình không thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Thú y… Vì vậy, công tác tiêm phòng cho gia súc, gia cầm ở Xuân Hồng luôn chiếm tỷ lệ cao từ 90- 95% .

Từ điềm sáng của Xuân Hồng trong công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm có thể khẳng định: một khi chính quyền địa phương vào cuộc quyết liệt, ý thức của người dân được nâng cao thì chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao.

HỮU TRUNG
baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập160
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại714,399
  • Tổng lượt truy cập90,777,792
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây