Học tập đạo đức HCM

Xuân Mỹ đồng sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới

Thứ năm - 26/04/2012 10:34
-Những năm qua, bộ mặt nông thôn xã Xuân Mỹ có nhiều thay đổi so với các địa phương khác trong huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh.
Xác định mục tiêu xây dựng Nông thôn mới là công việc của toàn dân nên Đảng ủy, chính quyền cùng nhân dân xã Xuân Mỹ rất đồng tình với đề án của Chính phủ. Ông Lê Văn Bình Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ vui mừng cho biết: “Xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới là đem lại toàn bộ thay đổi toàn bộ cục diện đời sống nhân dân là một cuộc cách mạng mới trong thời điểm mới mang lai cuộc sống mới, và bám sát toàn bộ các lĩnh vực kinh tế,văn hóa xã hội của dân do dân và vì dân, đưa lên tầm cao mới một diện mạo công nghiệp hóa hiện đại hóa toàn xã.”
 
Xuân Mỹ đang có diện mạo mới
 
Xuân Mỹ là vùng có nhiều lợi thế. Thuận lợi: Là địa bàn gần trung tâm Huyện Lị và thành phố Vinh, có nhiều tuyến đường giao thông tỉnh lộ, Huyện lộ đi qua, tạo điều kiện cho sự liên kết phát triển kinh tế, phát triển ngành nghề gắn với dịch vụ thương mại. Đất sản xuất nông nghiệp hạn mức bình quân cao 870 m2/ khẩu, nhiều loại đất màu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Diện tích đất rừng khá lớn, ổn định kết hợp hồ đập và dòng chảy Mỹ Dương có đỉều kiện phát triển kinh tế rừng và du lịch sinh thải trong tương lai. Nguồn lực lao động dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao. Đội ngũ cán bộ xã, thôn trẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm. Đảng bộ có bề dày về kinh nghiệm lãnh đạo, đặc biệt là công tác tổ chức vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, bám sát các tiêu chí cụ thể về xây dựng nông thôn mới xã đã lập đề án phá triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, trên cơ sở đánh giá cụ thể nền sãn xuất của địa phương hiện nay, đồng thời tìm ra những lợi thế, khó khăn trong phát triễn kinh tê của địa phương, dựa vào xu hướng phát triễn chung của tỉnh, huyện và các mục tiêu đã xác định của đại hội Đảng các cấp để xác định bước đi, cách làm sát thực trong phát triễn kinh tế nâng cao thu nhập cho người dân trong giai đoạn từ nay đến năm 2017.
 
Ông Lê Văn Bình - Chủ tịch xã
Bước đầu chuyển đổi về xây dựng nông thôn mới, những việc làm chương trình cụ thể, như hiến đất làm đường, vận động ngày công trong công tác chuyễn đổi đất xây dựng kênh, mương, bờ vùng, bờ thửa nội đồng cho nên bước đầu đạt được kết quả đó là: Có 3 doanh nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn, kinh doanh xăng dầu có 2 doanh nghiệp, kinh doanh đồ mộc dân dụng có 1 doanh nghiệp, thu nhập bình quân 1.500.000 đ/người/tháng. Xuân Mỹ có lợi thế gần trung tâm huyện Lị, khu du lịch biển Xuân Thành, khu công nghiệp Xuân An, phụ cập thành phố Vinh- Nghệ An. Đây sẽ là trung tâm tạo thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện phát triển ngành nghề, tiểu thủ công nghiệp lớn mạnh, đặc biệt là du nhập các nghề mới. Giá trị sản xuất của lĩnh vực 10,8 tỷ đồng. Thu nhập từ lĩnh vực 5,4 tỷ đồng. Thương mại- Du lịch- Dịch vụ: Trên địa bàn xã có 119 hộ/250 lao động làm các ngành nghề dịch vụ như: Dịch vụ buôn bán vật tư nông nghiệp, buôn bán vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, buôn bán hang tạp hoá…Hình thức buôn bán hộ gia đình thu nhập bình quân 1.500.000đ/người/tháng.
 
Là một xã ở gần trung tâm của huyện, cận thành phố Vinh- Nghệ An, khu du lịch biển Xuân Thành, có các tuyến đường giao thông đi qua thuận tiện cho việc buôn bán và tiêu thụ sản phẩm. Giá trị sản xuất của lĩnh vực 9,0 tỷ đồng. Thu nhập từ lĩnh vực này là 4,5 tỷ đồng. Tổng các ngành sản xuất năm 2011: 72,9 tỷ đồng, cơ cấu các ngành như sau: Về cơ cấu kinh tế, xã có diện tích sản xuất nông nghiệp có hạn mức bình quâ cao với 870 m2/người, có nhiều hạng đất, phù hợp với nhiều lọai cây trồng, vật nuôi như trồng lúa, lạc, ngô, khoai, sắn, chăn nuôi bò, nuôi lợn, gia cầm…
 
Trong thời gian tới địa phương tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về công tác đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, các khoá trung, ngắn hạn, như nghề truỳên thống mây tre đan, nghề xây dựng, nghề mộc dân dụng… Mỗi năm dự kiến đào tạo khoảng 5-7% số lao động trong độ tuổi phải có bằng sơ cấp trở lên. Hiện tại trên địa bàn xã có 1 HTX dịch vụ điện, là HTX hoạt động kinh doanh, dịch vụ đa ngành như: Quản lý mạng lưới điện, hợp đồng uỷ thác bán điện cho nhân dân, lắp thiết bị điện dân dụng, HTX hoạt động theo luật bước đầu đang có hiệu quả. Hiện nay HTX có 8 lao động tham gia trực tiếp, thu nhập bình quân 1.500.000 đồng/người/tháng.Toàn xã có 18 tổ hợp gồm: 01 tổ hợp sản xuất tăm hương, 01 tổ hợp sản xuất mộc dân dụng, 01 tổ hợp gò hàn, 03 tổ hợp sản xuất gạch không nung, 12 tổ hợp thợ xây dựng, tổ hợp ít lao động nhất là 04 lao động, tổ hợp nhiều lao động nhất là 30 lao động, đã thu hút được 300 lao động, công việc ổn định, thu nhập bính quân 1.500.000đ/người/tháng.
 
Trung tâm xã  Xuân Mỹ
 
Trên địa bàn xã có 02 trang trại, 07gia trại sản xuất theo mô hình, chăn nuôi Nông- lâm kết hợp, trong đó có 1 trang trại có quy mô lớn nhất là 69,8 ha được bố trí 01 ha trồng cây ăn quả, 57,8 ha rừng trồng, 05 ha NTTS, 06 ha xây dựng các công trình, quy mô sản xuất là 100 con bò, 200 con lợn, 5.000 con gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản đạt 30 tàn/năm. Hàng năm giải quyết việc làm co 10lao động thường xuyên có thu nhạp ổn định 1.500.000 đ/người/tháng, thu nhập bình quân của trang trại 180 triệu đồng/năm. Các mô hình trang trại mới được cáp quyền sử dụng đất rừng và 4 hộ được cấp giấy chứng nhận đất nông nghiệp theo Nghị định số 64, còn một số hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, địa phương đã có chính sách ưu tiên cho ccs hộ đấu thầu đất sản xuất vùng lân cận, thuận tiện cho việc đầu tư sản xuất, chăn nuôi. Tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình coi đây là nguồn lực chính trong phát triển kinh tế địa phương, tạo nguồn thu tổng hợp trong hộ gia đình từ sản xuất nông nghiệp, kinh tế vườn, hộ, dịch vụ thương mại phấn đấu 90% số hộ gia đình sắp xếp lao động hợp lý và có tối thiểu một ngành nghề phụ để tăng thu nhập. Không có hộ gia đình thuần canh sản xuất nông nghiệp. Vận động nhân dân mạnh dạn vay vốn, hoặc là vốn tự có để xây dựng các hình thức phát triển kinh tế đa dạng tạo thu nhập cao và ổn định. Hệ thống thuỷ lợi, giao thông nội đồng. Hiện nay sản xuất nông nghiệp của xã Xuân Mỹ hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, cả xã 1 hồ đập, tổng dung tích 2 triệu m3, đảm bảo tưới 3% diện tích đất trồng lúa. Về kênh mương nội đồng có 3 km đã kiên cố hoá, còn lại 12,7 km là kênh mương đất. Đường giao thông nông thôn, nội đồng đã được quy hoạc 55 tuyến, có tổng số 56,72 km, nhưng chỉ mới có 16.065 km đã được bê tông và nhựa hoá, còn lại là đường đất, lầy lội không thuận lợi cho quá trình sản xuất, cần nâng cấp 40,66km.
 
Xác định rõ tầm quan trọng trông công tác xây dựng nông thôn mới bước đầu cũng đã hình thành những bước đi riêng nhưng đan xen vẫn là những khó khăn thách thức đòi hỏi sự nổ lực của toàn thể các cấp ủy Đảng, chính quyền đến người dân cần khắc phục đó là: Đó là công tác chuyển đổi đất lần một, lần 2 nhưng không thoát khỏi diện tích manh mún nên khó đưa cơ giơi hóa vào nông nghiệp, xây dựng kết cấu giao thông mở rộng từ 5 -7 m đường giao thông cứng nhựa hóa vận động sức dân quá sức, quá tải vì dân nghèo, cái khó nữa là phân bổ lao dộng nông nhàn giải quyết việc làm tại chổ nâng cao thu nhập người dân, sản xuất thường xuyên phải đối mặt với thời tiết khắc nghiệt, nắng, hạn, bão, lũ lụt thất thường, địa hình cấu trúc phức tạp, đất đai đa dạng nhiều nơi bạc màu, tỷ lệ pha cát lớn dễ bị rửa trôi, diện tích chủ động tưới tiêu chỉ một số ít diện tích ở khu vực chân núi Hồng Lĩnh, Nam Rào Mỹ Dương, đa số còn phụ thuộc vào thiên nhiên nên năng suất và thu nhập chưa cao, thiếu vững chắc.
 
Kinh tế Xuân Mỹ phát triển khá đồng đều
 
Như vậy, nhìn lại kết quả đạt được năm 2011 có thể khẳng định được sự nỗ lực phấn đấu của chính quyền và nhân dân . Đây sẽ là động lực để cán bộ và nhân dân xã nhà tiếp tục phấn đấu hơn nữa, thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, từng bước nâng cao thu nhập, sớm hoàn thiện những tiêu chí trong xây dựng Nông thôn mới, đưa lại cuộc sống ấm no cho bà con, là đơn vị còn nhiều khó khăn, mức sống thấp nên đóng góp của người dân còn hạn chế. Vì vậy, xã nhà mong muốn cần có chương trình tái đầu tư vốn từ quyền sử dụng đất và rất cần sự quan tâm hỗ trợ hơn nữa của cấp trên, như các hạng mục kiên cố hóa nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai đề án xây dựng Nông thôn mới, sớm hoàn thiện các tiêu chí về nông thôn mới, nâng cao mức đời sống cho nhân dân.
Theo Congannghean

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập189
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm188
  • Hôm nay44,758
  • Tháng hiện tại702,827
  • Tổng lượt truy cập90,766,220
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây