Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh di dời dân để ứng phó với bão số 13

Thứ bảy - 14/11/2020 04:12
Trước diễn biến phức tạp bão VAMCO (bão số 13), các huyện: Kỳ Anh, Thạch Hà, Can Lộc, Vũ Quang, Cẩm Xuyên, Nghi Xuân, Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã tập trung lực lượng, triển khai các nhiệm vụ ứng phó khẩn cấp.
63d6133657t68366l0

Tàu thuyền của ngư dân xã Kỳ Xuân đã vào tránh trú an toàn

* Tại huyện Kỳ Anh, bắt đầu từ 17 giờ hôm qua (13/11), chính quyền các xã ven biển như: Kỳ Xuân, Kỳ Phú và Kỳ Khang đã rà soát, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn hoạt động trên biển thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm và về nơi tránh trú đảm bảo an toàn; quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền, nghiêm cấm ra khơi khi thời tiết chưa an toàn; hướng dẫn neo đậu tàu, thuyền tại các bến, khu vực cửa sông khi có bão, lũ lớn để đảm bảo an toàn.

Được biết, đến sáng nay (14/11), tất cả tàu thuyền trên địa bàn đã vào nơi tránh trú an toàn.

96d6150001t40864l0

Người dân thôn Phú Hải, xã Kỳ Phú dời dọn, cất giữ đồ đạc trước khi sơ tán tránh bão

Các địa phương đã huy động: công an, dân quân tự vệ, thanh niên,… triển khai các biện pháp bảo vệ nhà cửa, trụ sở, trường học, kho tàng, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, các cột tháp cao, cây xanh... để hạn chế rủi ro và thiệt hại do bão.

Đặc biệt, rà soát phương án, chủ động sơ tán người dân ra khỏi các nhà không an toàn, khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực ven biển, cửa sông có nguy cơ chịu tác động của sóng lớn, nước dâng, khu vực ngập sâu, sạt lở, lũ quét theo các kịch bản đã được phê duyệt. Hiện nay, huyện Kỳ Anh đã yêu cầu các xã kích hoạt kịch bản 3, theo đó sẽ di dời, sơ tán 3.041 hộ, với 7.231 người ở những vùng của sông, cửa biển, những nơi không an toàn.

131d6141905t31089l0

Xã Thạch Đài khẩn trương họp Ban chỉ đạo PCTT&TKCN để triển khai các phương án ứng phó với bão số 13

* Tại Thạch Hà, để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, các địa phương đã hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú đảm bảo an toàn; rà soát kỹ tất cả các vị trí có nguy cơ cao về sạt lở đất và ngập lụt sâu để thông báo cho người dân; phân công cán bộ theo dõi cụ thể các vùng có nguy cơ cao để chủ động ứng phó.

Triển khai các phương án bảo vệ công trình đê điều, hồ đập; bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư tại những nơi xung yếu để sẵn sàng xử lý các tình huống khẩn cấp và ứng cứu, đặc biệt là các trọng điểm xung yếu như hồ đập Mươi (Thạch Ngọc), hồ Bến Ngự (Nam Điền), tuyến đê Hữu Nghèn (đoạn từ xã Thạch Kênh đến Thạch Sơn)...

131d6141956t85632l0

Chính quyền xã Thạch Long hướng dẫn tàu thuyền về nơi tránh trú đảm bảo an toàn.

Đặc biệt, các xã thuộc hạ du hồ Kẻ Gỗ gồm: Thạch Đài, Thạch Xuân, Tân Lâm Hương, Nam Điền, Tượng Sơn, Thạch Thắng đang thường xuyên cập nhật tình hình về bão số 13 trên hệ thống loa phát thanh của xã, thôn xóm (cả về tình hình xả lũ của hồ Kẻ Gỗ) để người dân biết, thực hiện các giải pháp phòng tránh...

68d6135344t11966l0

Người dân xã Vượng Lộc (Can Lộc) chặt các cành cây để phòng tránh đổ ngã vào nhà khi có bão

* Chủ tịch UBND huyện Can Lộc đã yêu cầu lãnh đạo 18 xã, thị trấn trên địa bàn theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão để chủ động triển khai các phương án ứng phó phù hợp.

Đặc biệt là thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân vùng ven sông, hạ lưu các hồ chứa, vùng thấp trũng, vùng có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở một số xã: Vượng Lộc, Tùng Lộc, thị trấn Nghèn, Khánh Vĩnh Yên, Thương Lộ... để chủ động các biện pháp ứng phó, phòng tránh; sẵn sàng phương án di dời dân đến nơi an toàn.

68d6140152t90865l0

Người dân ở xã Khánh Vĩnh Yên giằng néo mái che đề phòng tốc mái

Ban chỉ huy phòng chống bão lụt huyện cũng đã chủ động phối hợp với Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Hà Tĩnh chủ động bố trí lực lượng, phương tiện điều tiết các công trình tiêu thoát lũ đề phòng mưa lớn gây ngập lụt.

Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa, đê điều, các công trình trọng điểm và các công trình đang thi công dang dở. Chỉ đạo phát quang, chặt tỉa cành cây dọc các trục đường giao thông, đặc biệt dọc các tuyến đường điện để tránh đổ ngã gây thiệt hại; các địa phương kiểm tra và hướng dẫn bà con có phương án đảm bảo an toàn diện tích cây ăn quả.

149d6140503t84136l0

Người dân thôn 2 (xã Ân Phú - Vũ Quang) chủ động đưa tài sản lên cao, đề phòng lũ lên bất ngờ.

* UBND huyện Vũ Quang đã yêu cầu các đơn vị, địa phương quản lý khai thác công trình hồ, đập thủy lợi theo dõi diễn biến, dự báo tình hình mưa, lũ để tổ chức vận hành, chủ động xả lũ đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Đối với các hồ đập đã đầy nước, các hồ chứa lớn, các hồ xung yếu cần chủ động hạ thấp mực nước để đảm bảo an toàn; phân công cụ thể, bố trí lực lượng thường trực tại các hồ chứa có nguy cơ mất an toàn để kịp thời xử lý khi có tình huống xảy ra; chủ động tiêu thoát nước đệm để phòng, chống ngập úng.

149d6143536t36113l0

Người dân xã Đức Liên chủ động gia cố nhà cửa trước khi bão đổ bộ vào đất liền.

UBND huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương thường xuyên theo dõi, nắm bắt, cập nhật thường xuyên diễn biến bão số 13 để triển khai kịp thời các phương án phòng, chống thiên tai. Đồng thời lên phương án, chủ động sơ tán người dân ra khỏi các nhà không an toàn, khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực ngập sâu, sạt lở, lũ ống, lũ quét theo các kịch bản đã được phê duyệt.

* Cẩm Xuyên di dời dân ở 7 xã vùng biển. Tại xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên), để ứng phó với bão số 13, UBND xã đã huy động người dân ở 9 thôn trên địa bàn thực hiện gia cố bờ kè Cẩm Nhượng bị sạt lở đoạn qua thôn Hải Nam. Theo đó, địa phương huy động hơn 200 người tham gia rọ 15 rọ với hơn 50 khối đá để bảo vệ kẻ chống sạt lở. Hiện nay, xã đã lên kịch bản di dời 241 hộ ở các khu vực gần bờ kè sạt lở thuộc địa phận thôn Phúc Hải và thôn Hải Nam.

117d6150440t67694l0

Xã Cẩm Nhượng huy động lực lượng gia cố đê biển Cẩm Nhượng

Ông Nguyễn Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng cho biết: “Xã đã thông báo đến các hộ dân và bố trí lực lượng để thực hiện di dời dân ở 2 thôn Phúc Hải và thôn Hải Nam. Hiện nay, bà con Nhân dân đang thực hiện giằng néo nhà cửa để phòng chống bão”.

110d6153250t29514l0

Nhân dân xã Cẩm Lĩnh đang thực hiện giằng néo nhà cửa để phòng chống bão.

Hiện tại, các khu neo đậu tàu thuyền ở các xã: Cẩm Nhượng, Cẩm Lộc... có 1.060 tàu cá đã về neo. Trong đó, có tài địa phương và tàu các tỉnh: Quảng Ninh, Nghệ An, Bà Rịa Vũng Tàu... đã về neo đậu an toàn tại các khu neo đậu trên địa bàn huyện.

117d6152158t31792l0

Tàu thuyền về tránh bão tại xã Cẩm Nhượng

Khoanh vùng các địa bàn có thể ảnh hưởng bởi bão số 13, UBND huyện Cẩm Xuyên đã ban hành lệnh sơ tán một số hộ dân ở 8 xã: Cẩm Lĩnh, Cẩm Lộc, Cẩm Hà, Cẩm Nhượng, Yên Hòa, Cẩm Dương, Thị trấn Thiên Cầm. Thời gian di dời phải hoàn thành trước 19h ngày 14/11. Không chỉ hoàn thành di dời trước 19h ngày 14/11, UBND huyện Cẩm Xuyên giao các địa phương tuyệt đối không để người dân ở lại nhà, chòi nuôi trồng thủy sản tại các khu vực nguy hiểm do ảnh hưởng của bão.

* Nghi Xuân di dời 908 nhân khẩu ra khỏi vùng nguy hiểm. Để ứng phó với bão số 13, UBND huyện Nghi Xuân cũng đã yêu cầu các xã ven biển tổ chức phương án sơ tán, di dời đảm bảo an toàn, tuyệt đối không được để người dân ở lại hoặc quay lại khu vực nguy hiểm khi tình hình bão lũ còn phức tạp. Các lực lượng: Công an, Ban CHQS huyện, Đồn Biên phòng Lạch Kèn… điều động phương tiện, lực lượng, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức sơ tán, di dời dân và đảm bảo ANTT ở khu vực phải di dời và nơi đến.

110d6155003t5016l0 117d6154116t59661l0

Các chiến sỹ Biên phòng Đồn Biên phòng Lạch Kèn giúp người dân giằng néo tàu thuyền

Tính đến 15h30 chiều nay (14/11), huyện Nghi Xuân có 896 tàu thuyền đã về trú ẩn an toàn, trên 300 hộ/908 nhân khẩu tại các xã Xuân Lam, Xuân Liên, Xuân Giang, Xuân Hội ra khỏi vùng nguy hiểm.

* Tại Lộc Hà, theo Trung tá Nguyễn Vũ Phong - Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cửa Sót: “Đến thời điểm này đã 212 tàu/1.013 lao (ngoại tỉnh 37 tàu/183 lao động) được kêu gọi về âu thuyền Cửa Sót tránh trú, từ chiều qua chúng tôi cũng đã cấm tuyệt đối tàu thuyền ra biển theo tinh thần chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh.

94d6150528t59386l0

Bộ đội Biên phòng Cửa Sót cùng cán bộ Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh giúp ngư dân chằng néo tàu thuyền, thu gom ngư cụ tại âu thuyền

Chúng tôi cũng đã điều động cán bộ, chiến sỹ xuống âu thuyền để cùng các lực lượng khác hướng dẫn, giúp đỡ ngư dân vào neo đậu, giàng néo chắc chắn, an toàn”.

94d6150741t47141l0

Các mái nhà cao tầng, mặt gió lợp tôn Mai Phụ đang được chằng néo, gia cố...

Ông Võ Tá Bình - Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà thông tin: “Hiện nay, chúng tôi đang gấp rút chỉ đạo các địa phương, đơn vị, lực lượng triển khai đồng bộ, kịp thời các phương án, kế hoạch phòng chống thiên tai theo tinh thần “4 tại chỗ”.

Các vị trí xung yếu, các công trình dễ bị tác động đang được kiểm tra để có hướng xử lý trước lúc bão vào. Các xã, thị trấn cũng đã tiến hành hợp đồng, kiểm tra phương tiện, thực phẩm, nhu yếu phẩm để sẵn sàng di dân ở những nơi xung yếu trước 20h hôm nay”.

94d6150837t35031l0

Người nuôi trồng thủy sản ở Hộ Độ đang gấp rút tấp bạt, gia cố đê bao đề phòng mưa gió lớn là hư hỏng ao hồ

Để đối phó với thiên tai, đến thời điểm này, các xã, thị trấn ở Lộc Hà đều đã họp khẩn và triển khai các phương án ứng phó sát đúng với tình hình thực tiễn của địa phương mình.

Hầu hết các địa phương, thôn xóm trên địa bàn đều đã hoãn việc tổ chức ngày Đại đoàn kết toàn dân, không tổ chức ăn uống, hát hò, văn nghệ như những năm trước. Tất cả nhân lực, phương tiện, tinh thần… giành để ứng phó với bão.

94d6151005t63843l0

Người nuôi ngao ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ đang gấp rút thu hoạch những rặc nuôi đã lớn để tránh mưa bão

Cùng với chính quyền các cấp và các lực lượng chức năng, người dân Lộc Hà cũng đang gấp rút “chạy đua” với bão, nhất là các xã ven biển như: Thịnh Lộc, thị trấn Lộc Hà, Thạch Kim, Hộ Độ, Mai Phụ…

Theo đó, các ao hồ nuôi trồng thủy sản đang được gia cố, đào đắp để chống sạt lở bờ đê, bung bạt lót, bay quạt nước khi có mưa lớn; đội thuyền đánh cá công suất nhỏ của ngư dân đã được đẩy đến nơi an toàn, ngư cụ cất cẩn thận; nhà cửa tạm bợ chuẩn bị được chằng chéo…

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay54,136
  • Tháng hiện tại850,834
  • Tổng lượt truy cập90,914,227
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây