Học tập đạo đức HCM

Nghệ thuật những đôi tay đan...

Thứ sáu - 22/01/2016 22:44
“Đan Chế có nghề đan/Khi đói rét cơ hàn, có nghề “đan” chế lại”. Làng Đan – làng Chế vốn có tên là Đan Liên, sau đổi thành Long Đan, thuộc xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Ngôi làng này nức tiếng gần xa bởi tài đan lát đạt đến độ tinh tế...
Nghệ thuật những đôi tay đan...
Đến xã Thạch Long, không khó để có thể bắt gặp cảnh tượng người dân ngồi hai bên vệ đường để đan lát. Bà Lê Thị Chất (xóm Nam Giang, xã Thạch Long) nay đã 80 tuổi nhưng thao tác đan lát với tốc độ nhanh hơn nhiều người trẻ cùng làm khiến tôi thật sự thán phục.
Nghệ thuật những đôi tay đan...
Làng đan có rất lâu nhưng “hoàng kim” nhất là vào giai đoạn 1987 - 1992 khi 80 % hộ dân nơi đây theo nghề đan lát. Vào khoảng những năm 1970 - 1980, làng đã làm hàng xuất khẩu sang Liên Xô và rất được yêu thích. Giờ đây, cả làng cũng chỉ còn khoảng gần 30% hộ gia đình vẫn tiếp tục làm nghề đan lát truyền thống này. Tuy nghề đan vất vả, thu nhập chẳng đáng công nhưng vẫn giúp người dân vui tay lúc rảnh rỗi.
Nghệ thuật những đôi tay đan...

Dù gặp rất nhiều khó khăn khi canh tranh với đồ nhựa nhưng với những sản phẩm đan đẹp, không độc hại và sử dụng bền lâu vẫn được rất nhiều người ưa chuộng, được bán chạy ở trong tỉnh cũng như các tỉnh phía Nam. Giá bán chỉ dao động từ 25 - 30 nghìn đồng/sản phẩm nhưng đây là một nguồn thu nhập giúp người dân làng Đan Chế có thêm chi phí sinh hoạt hàng ngày

Nghệ thuật những đôi tay đan...

Những sản phẩm của làng được bán theo mùa như mùa lúa người dân hay mua thúng, mủng; mùa cà phê thì các sản phẩm như mẹt, nống lịa bán chạy; còn rổ, rá thì lại được ưa chuông vào những mùa rau màu… Người dân ở đây cho hay, các sản phẩm của làng Đan Chế khi chỉ phục vụ cho nhu cầu của người dân trong tỉnh mà còn được bán đi các tỉnh miền Nam, nhiều nhất vẫn là tỉnh Đắk Lắk vào mùa thu hoạch cà phê.

Nghệ thuật những đôi tay đan...

Cũng bởi các sản phẩm phục vụ các vụ mùa khác nhau nên cách đan nan tre của các sản phẩm không giống nhau. Tùy vào mục đích sử dụng mà người dân đan các nan tre với kích thước, khoảng cách các nan tre không giống nhau. Với những chiếc thúng thì các nan tre được đan khít vào nhau trong khi những chiếc rổ lại được đan với khoảng cách xa hơn để tạo những lỗ hổng.

Nghệ thuật những đôi tay đan...

Khi được hỏi về bí quyết để có thể đan đều và đẹp từ những nan tre đã được vót sẵn, bà Nguyễn Thị Oanh (xóm 2, xã Thạch Long) chia sẻ: “Để đan được sản phẩm đẹp thì đầu tiên phải vót nan thành những chiếc nan thật đều, độ dày mỏng chính xác. Ở nhiều làng đan, họ đeo bao tay để đỡ xước khi vót nan nhưng dân làng Đan Chế chỉ dùng một chiếc khăn nhỏ để đỡ đau, còn hầu hết chỉ dùng tay không. Sở dĩ vậy là bởi những nan tre đều nhau hay không đều do bàn tay của người làm tự ước lượng và cảm nhận thấy”.

Nghệ thuật những đôi tay đan...

Bé Lê Thị Mỹ Hạnh (11 tuổi) tâm sự: “Em biết đan khi 9 tuổi nhưng hiện tại em chỉ vót nan tre và đan được thôi, còn lúc đè cong tấm tre nan và dùng dây cước buộc lại để thành sản phẩm hoàn chỉnh thì em chưa làm được. Em sẽ cố gắng học thêm từ bà nội và cho ra những sản phẩm thật đẹp!”

Nghệ thuật những đôi tay đan...

Điều đặc biệt hơn khi đến với làng Đan Chế, không phải chỉ có phụ nữ và các bé gái mới làm việc đan lát mà còn có cả bóng dáng của những người đàn ông. Ông Lê Định Lý (xóm 2, xã Thạch Long) bảo: “Gia đình làm nghề đan đã mấy đời. Vậy nên dù thu nhập chẳng là bao nhưng cả nhà tôi vẫn theo nghề đan”. Hình bóng của người mẹ đã khuất và cả nỗi niềm về làng nghề đan truyền thống đã được ông gửi gắm vào những bài thơ do ông tự sáng tác: “Ai về chung nhịp hò khoan/Thạch Long quê mẹ nghề đan lâu đời”

Nghệ thuật những đôi tay đan...

Để làng nghề Đan Chế phát triển mạnh mẽ hơn thì không thể chỉ có nhu cầu của thị trường, sự quyết tâm không bỏ nghề truyền thống của người dân mà còn cần hơn nữa sự quan tâm, đầu tư của các cấp, ngành

Theo Linh Châu/baohatinh.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập412
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm397
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại720,563
  • Tổng lượt truy cập90,783,956
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây