Học tập đạo đức HCM

Sức sống mới trên vùng đất mỏ

Thứ tư - 30/07/2014 22:45
Đã có lúc, tâm lý đi không được, ở chẳng xong làm cuộc sống người dân 6 xã vùng mỏ của Thạch Hà, trong đó có Thạch Khê gặp muôn vàn khó khăn. Nhưng thời gian này, phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) đang thật sự lan tỏa, góp phần giúp bà con an cư, đồng thời tạo không khí hăng say phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.
Sức sống mới trên vùng đất mỏ
Được hỗ trợ từ nguồn vốn ưu đãi, gia đình chị Phạm Thị Phượng (thôn Tây Hồ) đã mở rộng quy mô chuồng trại, tăng gia sản xuất.

Ông Dương Đình Tiến - Chủ tịch UBND xã Thạch Khê chia sẻ: “Chúng tôi bắt tay xây dựng NTM trong điều kiện muôn vàn khó khăn, phải xây dựng từ những việc tưởng chừng đơn giản nhất. Điều khó khăn phải giải quyết đầu tiên để tạo tiền đề triển khai những kế hoạch tiếp theo là thay đổi tư tưởng ở - đi cho bà con, dù thế nào cũng phải tự chủ về cuộc sống, không nên trông chờ, ỷ lại”.

Công tác tuyên truyền, vận động của cả hệ thống chính trị được đẩy mạnh, coi đây là phương thức để ổn định tư tưởng hiệu quả. Theo đó, cấp ủy, chính quyền xã Thạch Khê đã đẩy mạnh tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: họp tổ, nhóm, gặp gỡ các thành viên trong từng hộ; lồng ghép trong các cuộc hội thảo, tập huấn, nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt chi đoàn, chi hội. Đồng thời, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng đồng chí trong ban lãnh đạo, qua đó có điều kiện gần dân, hiểu dân hơn để có cách quản lý sát sao, góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức trong mỗi người dân.

“Thấy cán bộ tích cực đi sớm, về muộn, hết mình với công việc thì dân không thể thờ ơ đứng ngoài cuộc. Nhiều hộ đã đi đầu trong hiến đất, giải phóng mặt bằng, tăng gia sản xuất... Đến nay, chúng tôi có thể yên tâm vì bước đầu ổn định được tâm lý cho bà con, giúp họ yên tâm phát triển sản xuất tại nơi chôn rau cắt rốn của mình” - Chủ tịch UBND xã Thạch Khê cho hay.

Trên cơ sở ổn định tâm lý để người dân “an cư, lạc nghiệp”, từ đó có điều kiện triển khai phong trào xây dựng NTM, đến nay, kết quả bước đầu tương đối khả quan: Thạch Khê đã xây dựng được 22,8 km đường GTNT, phát quang, giải tỏa 11,6 km hành lang giao thông... Nhân dân các xóm đều hưởng ứng tích cực, nhiều cá nhân tự nguyện hiến hàng trăm m2 đất và phá dỡ hàng rào, cánh cổng trị giá hàng chục triệu đồng. Cùng với việc đổ bê tông hoàn thiện dần các con đường mới trong thôn xóm, tạo điều kiện cho người và phương tiện qua lại dễ dàng, Thạch Khê huy động nhân dân đào đắp nền đường, nâng cấp mặt đường, sửa chữa 61 cầu, cống các loại, xây dựng 6,2 km đường nội đồng, kiên cố hóa 10 km kênh mương bê tông; nâng cấp và xây mới một số công trình phúc lợi xã hội giá trị hàng trăm triệu đồng.

Bên những hồ nuôi tôm đang vào độ lớn, ông Phan Văn Thức (thôn Tây Hồ) hào hứng: “Phải làm thôi, không trông chờ hay ỷ lại vào ai được nữa. Nhận hỗ trợ 30 triệu đồng từ chính quyền, tôi đã đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 1 ha. Trước là ổn định cuộc sống, sau là vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương”. Cũng chính vì lẽ đó mà ngay đầu giờ chiều, dưới nắng hè phả hầm hập, nhiều nông dân đã túc trực theo dõi, chăm sóc hồ tôm của mình. Các ông Trương Đăng Dụng, Trương Đăng Tuấn, Trương Đăng Giang (thôn Long Giang) cùng chung quan điểm: “Mùa này tôm dễ mắc bệnh, bỏ công chăm sóc không chỉ cho mình mà còn cho nhiều người khác. Bởi đó là vốn liếng, là niềm tin, là thành quả mà nhiều người mong đợi”.

Trên vùng đất đã được giải phóng mặt bằng và quy hoạch thành khu tái định cư được sự vận động, hỗ trợ và định hướng của huyện, xã, bà con phấn khởi sản xuất luân canh các loại rau màu có giá trị kinh tế cao như: dưa đỏ, dưa gang, dưa lê, vừng, rau gia vị… Sau mỗi vụ, chỉ với vài sào đất, nhiều hộ đã có thu nhập hơn chục triệu đồng. Ngoài ra, nhiều người dân đã năng động khai hoang, phục hóa những vùng đất bãi ven sông để tổ chức sản xuất, chăn nuôi trâu bò, cá nước ngọt; đồng thời tiếp tục phát huy nghề truyền thống như nuôi chim cút lấy trứng…

Được sự hỗ trợ nguồn vốn từ chương trình xây dựng NTM cũng như một số nguồn hỗ trợ khác, đến nay, các hộ dân đã mạnh dạn liên kết thành lập 3 mô hình HTX, 29 mô hình sản xuất gia trại cho hiệu quả cao. Chị Phạm Thị Phượng (thôn Tây Hồ) cho biết: “Sau khi được hỗ trợ vốn sản xuất, tôi đã mở rộng quy mô chăn nuôi với 80 con lợn thịt, 200 con bồ câu, bò, ngan các loại… Mặc dù thu nhập chưa cao nhưng hướng làm ăn hiệu quả này đang tạo niềm tin cho nhiều chị em phụ nữ đầu tư tăng gia sản xuất”.

Vẫn còn đó nhiều khó khăn, song, đến nay, phong trào xây dựng NTM ở Thạch Khê đã có những tín hiệu đáng mừng. Trong dăm ba câu chuyện thường ngày chúng tôi có dịp được nghe, bà con ở đây đang cùng nhau trao đổi cách làm hay trong phát triển sản xuất, gương người tốt, việc tốt, góp sức xây dựng quê hương... Cơ hội được mở ra, bà con đã biết nắm bắt và sức sống đang hồi sinh trên vùng đất mỏ.

Thành Chung
Nguồn: baohatinh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập417
  • Hôm nay37,335
  • Tháng hiện tại742,448
  • Tổng lượt truy cập90,805,841
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây