Học tập đạo đức HCM

Thạch Hà chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Thứ hai - 25/02/2013 20:25

Thạch Hà chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có hơn 80% dân số sống phụ thuộc hoàn toàn vào sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích, những năm gần đây Thạch Hà mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá gắn với xây dựng NTM, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống người dân trên địa bàn.
 
Thạch Hà là huyện nằm phụ cận TP Hà Tĩnh, toàn huyện có hơn 145 nghìn nhân khẩu sinh sống dựa vào hơn 22 nghìn ha đất NN. Từ năm 2010 trở về trước người dân nơi đây sản xuất nông nghiệp theo hướng bán thâm canh, manh mún, nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế đạt thấp kéo theo đó đời sống người dân cũng gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, ngay sau khi bắt tay thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM (đầu năm 2011), Thạch Hà đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá gắn với xây dựng NTM từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân.
 
 Huyện Thạch Hà khuyến khích người nông dân phát triển chăn nuôi lợn theo quy mô lớn

Ngoài các chính sách chung của tỉnh, huyện Thạch Hà đã dành hơn 11 tỷ đồng từ ngân sách để hỗ trợ các xã xây dựng đề án phát triển sản xuất, chăn nuôi theo từng năm. Khuyến khích người dân thực hiện theo chủ trương của huyện bằng cách cử cán bộ về tập huấn kỹ thuật cho bà con; hỗ trợ giống cây, con; thuỷ lợi phí; đầu tư xây dựng các mô hình điểm phục vụ tham quan, học tập kinh nghiệp. Bên cạnh đó huyện cũng đã và đang tập trung chuyển đổi ruộng đất; ưu tiên cấp đất; vay vốn lãi suất thấp tại các ngân hàng để người dân có điều kiện thuận lợi nhất mở rộng quy mô sản xuất, chăn nuôi.
 
Ông Nguyễn Phi Quang, Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà cho biết: “Chúng tôi cho rằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiện nay không chỉ tạo bước đột phá ở Thạch Hà chúng tôi mà đây là một chủ trương lớn của tỉnh, bởi nó sẽ góp phần rất lớn thay đổi tư duy, tập quán sản xuất, chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ của người nông dân. Đồng thời, tạo điều kiện để họ tiếp cận với các tiến bộ KHKT nhằm đưa sản phẩm nông nghiệp thành sản phẩm hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao”.
 
Cũng theo ông Quang, kế hoạch của huyện đề ra, từ năm 2013 trở đi, huyện chú trọng khâu quy hoạch sản xuất, chăn nuôi phù hợp với đặc thù của từng địa phương, có sự thống nhất, đồng bộ với quy hoạch NTM gắn với chiến lược phát triển lâu dài, bền vững. Theo đó, năm nay Thạch Hà chỉ đạo các xã như Thạch Thắng, Tượng Sơn, Thạch Lạc, Thạch Hội, Thạch Thanh, Thạch Ngọc, Thạch Lưu, Phù Việt…xây dựng vùng thâm canh lúa chất lượng cao, lúa lai, bình quân mỗi xã sản xuất tập trung từ 20 ha trở lên. Xây dựng 9-10 cánh đồng mẫu với tổng diện tích 1.000 ha, sử dụng các giống VTNA2, RVT, ĐTL2. Vùng sản xuất  cá - lúa kết hợp 120 ha ở các xã vùng biển ngang. Phát triển 5-7 vùng  sản xuất rau củ quả tập trung, quy mô mỗi vùng tối thiểu 2 ha. Đồng thời, hỗ trợ, sản xuất các loại nấm ăn, nấm dược liệu, phấn đấu mỗi xã điểm có 15-20% số hộ sản xuất nấm; có 1 trang trại nấm quy mô 1.000 m2 trở lên.

Nhiều mô hình nấm ăn, nấm dược liệu mang lại thu nhập cao cho người dân trên địa bàn 

Về chăn nuôi, Thạch Hà tập lựa chọn các con nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng trên địa bàn và cho hiệu quả kinh tế cao như: lợn, hươu, bò, cá chẽm, cá điêu hồng, tôm…để đầu tư nhân rộng. Theo đó, tổng diện tích huyện quy hoạch phát triển chăn nuôi khoảng 5.000 ha.
 
Với những chính sách ưu đãi cho phát triển sản xuất nông nghiệp trên, Thạch Hà phấn đấu đến năm 2015 sẽ có 25% số xã hoàn thành 19 tiêu chí NTM; đến năm 2020 có 30/30 xã đạt xã NTM.

Ông Nguyễn Đăng Thắng, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Gần đây Thạch Hà nổi lên phong trào nuôi cá chẽm nước lợ, bởi loài cá này vừa dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao và rất được người dân ưa chuộng. Hiện toàn huyện hiện có 191 cụm lồng nuôi chủ yếu tập trung ở xã Thạch Sơn, Thạch Đỉnh. Thời gian tới chúng tôi sẽ khuyến khích các xã vùng bãi ngang như Thạch Khê, Thạch Lạc, Tượng Sơn… nhân rộng mô hình nuôi cá chẽm này.
Thanh Nga
Báo Nông nghiệp Việt Nam
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập337
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại806,199
  • Tổng lượt truy cập90,869,592
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây