Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Để đẩy mạnh việc kiểm soát hoạt động giết mổ tại 6 lò mổ tập trung trên địa bàn, thời gian qua, Đội liên ngành huyện Thạch Hà đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, rà soát điều kiện hoạt động của các cơ sở giết mổ.
Anh Lê Văn Thuận - Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà, Đội trưởng đội kiểm tra cho biết: “Từ đầu năm đến nay, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 91 cuộc, phát hiện 67 trường hợp vi phạm, tiêu hủy 260 kg thịt không đảm bảo, xử phạt 10 trường hợp với số tiền hơn 10 triệu đồng”.
Việc kiểm tra, giám sát không chỉ được tăng cường ở các đợt cao điểm, mà được trải đều trong mỗi tháng hàng năm. Năm 2017, đoàn cũng đã tổ chức hơn 350 cuộc thanh kiểm tra, phát hiện 322 trường hợp vi phạm, tiêu hủy gần 400kg sản phẩm động vật, xử phạt hành chính gần 50 triệu đồng.
Anh Nguyễn Đức Thắng (xóm 10, xã Thạch Hương) cho biết: “Một lần bị xử phạt coi như mất không cả mấy phiên chợ. Vì thế, tôi luôn chấp hành nghiêm chỉnh việc đưa gia súc vào lò mổ, vừa để đảm bảo vệ sinh, vừa yên tâm khi mang hàng ra chợ bán”.
Tạo chuyển biến trong ý thức của người dân
Lò mổ của anh Nguyễn Sỹ Vinh ở xã Thạch Hương được đánh giá là một trong những lò mổ hoạt động tốt nhất, rất đông thương lái trên địa bàn đưa gia súc, gia cầm vào giết mổ. Anh Vinh cho biết: “Những ngày đầu, người dân hầu như vẫn quen với tập quán "bạ đâu mổ đó". Tỷ lệ gia súc vào lò mổ rất ít. Chính vì thế, ngoài sự vào cuộc của các lực lượng chức năng, tôi cũng đã đến tận các gia đình để tuyên truyền, vận động”.
Từ công tác tuyên truyền, việc xử phạt nghiêm khắc, bà con đã dần thay đổi ý thức trong việc giết mổ tập trung. Đến nay, lò mổ của anh Vinh thu hút người dân 4 xã: Nam Hương, Thạch Điền, Thạch Xuân, Thạch Hương đến giết mổ, với số lượng mỗi ngày trung bình 35 con lợn và trên 10 con bò/ngày.
Ông Trần Ngọc Hùng, chủ lò mổ ở Thạch Tân cho biết: “Để góp phần kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, tôi đã đầu tư hơn 900 triệu đồng xây dựng lại cơ sở vật chất theo công nghệ giết mổ treo. Dự kiến, hơn 1 tháng nữa sẽ đi vào hoạt động".
Hiện trung bình mỗi ngày, lò mổ ở Thạch Tân của ông Hùng giết mổ từ 60 - 70 con lợn và bò, tăng hơn trước rất nhiều. Nguyên nhân cũng bởi người dân và các tể lô đã ngày càng ý thức hơn công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch.
Anh Nguyễn Nghĩa - một tể lô ở Thạch Tân cho biết: "Việc giết mổ gia súc tại lò giúp chúng tôi tiết kiệm được thời gian, công tác vệ sinh môi trường cũng đảm bảo hơn. Bê cạnh đó, thực phẩm từ lò đưa ra chợ được kiểm dịch chu đáo, người tiêu dùng an tâm nên bán chạy hàng".
Theo Ngọc Thu/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã