Vũ Quang cảnh báo dân đề phòng lũ vào ban đêm
Chiều nay (26/10), lãnh đạo huyện Vũ Quang đã đi kiểm tra thực địa công tác ứng phó bão số 9 tại các công trình thủy lợi trọng yếu và một số điểm bị sạt lở trên địa bàn huyện Vũ Quang. Trong ảnh: Đoàn kiểm tra điểm sạt lở thôn 4 (xã Đức Bồng).
Mưa lớn nhiều ngày qua cũng đã khiến bờ sông Ngàn Sâu, đoạn qua thôn 4 (xã Đức Bồng) bị sạt lở, sụt lún nghiêm trọng, với chiều dài hơn 20m.
Kiểm tra tại các điểm sạt lở, Bí thư Huyện ủy Vũ Quang Nguyễn Thị Hà Tân chỉ đạo: Để đảm bảo an toàn cho người dân và công trình vùng hạ du trước khi bão số 9 đổ bộ vào đất liền, các địa phương cần có phương án di dời dân và tài sản tại những điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở cao nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra. Trong ảnh: Đoàn kiểm tra điểm sạt lở tại kè bờ sông Ngàn Sâu, đoạn qua thôn Hương Thọ (xã Đức Hương).
Đoàn cũng đã đến kiểm tra một số hộ dân sống cạnh các điểm sạt lở để tuyên truyền, hướng dẫn người dân chủ động các phương án tại chỗ, đề phòng lũ vào trong đêm. Trong ảnh: Đoàn đến kiểm tra nhà tránh lũ của ông Nguyễn Văn Kỳ (thôn Hương Phố, xã Đức Hương).
Tại điểm sạt lờ kè ở xã Đức Hương, đoàn đã yêu cầu địa phương bố trí lực lượng kiểm tra thường xuyên, đặt biển cảnh báo để né tránh rủi ro.
Được biết, kè chống sạt lở bờ sông đoạn qua thôn Hương Thọ (xã Đức Hương) có số vốn đầu tư xây lắp 43 tỷ đồng, với chiều dài 2km. Tuy nhiên, đợt mưa lũ kéo dài vừa qua đã khiến tuyến kè bị sạt lở nghiêm trọng, khiến hàng trăm m3 khối đất trôi xuống sông.
Nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của của bão số 9, UBND huyện Vũ Quang đã có công điện yêu cầu các địa phương, đơn vị chuẩn bị và triển khai phương án đề phòng mưa lớn xảy ra lũ quét trên các sông, suối, ngập úng và sạt lở đất ở vùng núi. Ảnh: Kiểm tra tại điểm sạt lở trên tuyến đường trục thôn Liên Hòa (xã Đức Liên).
Thạch Hà chỉ đạo chủ động ứng phó xả lũ hồ Kẻ Gỗ
Chiều 26/10, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Thạch Hà tổ chức cuộc họp về công tác khắc phục hậu quả do mưa lũ và ứng phó với bão số 9
Mưa lớn kéo dài từ ngày 15 - 21/10 kết hợp với xã tràn điều tiết lũ Hồ Kẻ Gỗ đã gây ngập lụt diện rộng, khiến 10.765 nhà ở của người dân huyện Thạch Hà bị ngập nước; 16 điểm trường bị ảnh hưởng; 1 người bị tử vong; thiệt hại sản xuất nặng nề. Ước tính tổng thiệt hại hơn 850 tỷ đồng.
Sau khi nước rút, huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung khắc phục thiệt hại sau mưa lũ.
Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương Nguyễn Văn Ninh cho biết: Hiện các nguồn hỗ trợ đã được phân bổ kịp thời, đúng đối tượng.
Tại cuộc họp, các đại biểu ghi nhận sự nỗ lực, quyết liệt của cả hệ thống chính trị; các đoàn công tác kịp thời có mặt, bám sát tình hình, hỗ trợ cơ sở trong thời khắc cao điểm. Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền về các hoạt động trong mưa lũ được cập nhật kịp thời, thường xuyên đã tạo sức lan tỏa rộng rãi. Nhờ chủ động triển khai phương châm “4 tại chỗ”, Thạch Hà đã hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại.
Bí thư - Chủ tịch UBND xã Tượng Sơn Dương Kim Huy: Địa phương hiện đang tập trung vệ sinh môi trường, triển khai xử lý nguồn nước.
Rút kinh nghiệm ứng phó và chỉ đạo các nội dung sau mưa lũ, Bí thư Huyện ủy Trần Nhật Tân đề nghị các xã cần nghiên cứu kỹ kịch bản phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, từ đó xây dựng cụ thể, chi tiết phương châm“4 tại chỗ” để triển khai thực hiện hiệu quả.
Cần kịp thời thăm hỏi, động viên các gia đình bị thiệt hại nặng nề sau mưa lũ, kêu gọi các đoàn thiện nguyện hỗ trợ người dân vùng ngập nặng. UBND huyện cần nghiên cứu, ban hành chính sách hỗ trợ cây, con giống; Ủy ban MTTQ và các xã cần phân bổ hàng hóa cứu trợ công bằng, công khai, minh bạch.
Bí thư Huyện ủy Trần Nhật Tân đúc kết những vấn đề trong ứng phó với mưa lũ.
Chủ tịch UBND huyện Trần Việt Hà đề nghị các đại biểu tiếp thu nghiêm túc các ý kiến góp ý, tiếp tục chỉ đạo các địa phương tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, ổn định cuộc sống người dân, đồng thời chủ động ứng phó với diễn biến của bão số và tình hình xả lũ của hồ Kẻ Gỗ.
Theo đó, yêu cầu các xã, thị trấn và các phòng, ban ngành cấp huyện quản lý chặt chẽ việc ra khởi của tàu thuyền; tiến hành kiểm tra, ứng phó với nguy cơ sạt lở đất tại các xã miền núi, các vị trị ngập sâu để chủ động phòng tránh thiệt hại. Hướng dẫn người dân phát quang, giằng néo cây cối, nhà cửa; chuẩn bị ngay phương án “4 tại chỗ” và đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập; chủ động bố trí việc học tập đảm bảo an toàn cho học sinh...
Theo Chung Lập - Thùy Dương/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã