Phó chánh văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Nguyễn Hữu Dực điều hành cuộc làm việc
Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay huyện Thạch Hà có 88 ý tưởng sản phẩm, trong đó 44 ý tưởng cấp tỉnh thẩm định, chấp thuận; 61 ý tưởng cấp huyện xét chọn, trình cấp tỉnh thẩm định; 41 phương án sản xuất kinh doanh các sản phẩm được huyện chấp thuận.
Đoàn đã đi kiểm tra cơ sở sản xuất bún miến Hương Tâm thôn Trung Trinh xã Việt Tiến. Sau khi tham gia chương trình Ocop, doanh thu của cơ sở tăng gấp 3 lần so với trước đây
Toàn huyện có 18 sản phẩm tham gia đánh giá phân hạng, trong đó có 13 sản phẩm được UBND tỉnh chứng nhận 3 sao, 1 sản phẩm chứng nhận 4 sao; 29 tổ chức kinh tế gồm 6HTX, 4THT, 9DN, 10 hộ gia đình tham gia chương trình.
Có 12 cơ sở, 19 sản phẩm xây dựng quy trình đảm bảo an toàn thực phẩm được cấp huyện xác nhận. Có 7 cơ sở sau khi đạt chuẩn Ocop đã đầu tư hệ thống nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị với số tiền gần 13 tỷ đồng.
Cơ sở sản xuất bánh đa vừng Minh Thúy thôn Trung Trinh xã Việt Tiến tạo công ăn việc làm cho 8 - 10 lao động tại địa phương, mức lương bình quân từ 4 - 7 triệu đồng/ người/ tháng
Sản lượng, doanh thu của các sản phẩm tăng bình quân 145% so với trước khi tham gia chương trình. Nhiều sản phẩm doanh thu vượt 2 đến 3 lần tiêu biểu như Miến gạo Hương Tâm, Bánh ram Anh Thu, Sứa ép Mai Dung…
Đoàn kiểm tra các sản phẩm Ocop do công ty TNHH MTV KC Hà Tĩnh sản xuất
Đoàn kiểm tra cơ sở sản xuất Sứa ép Mai Dung thôn Đại Tiến, xã Thạch Trị. Cơ sở sản xuất 120 tấn sứa thương phẩm mỗi năm cho doanh thu 4 tỷ đồng
Đoàn kiểm tra tại cơ sở sản xuất nước mắm Hoài Yến thôn Bắc Lạc, xã Thạch Lạc
Qua kiểm tra hồ sơ và đi kiểm tra thực tế quy mô sản xuất, chất lượng các sản phẩm Ocop trên địa bàn, đoàn kiểm tra của tỉnh ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà huyện đạt được trong thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm thời gian qua. Ngoài thực hiện tốt công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, huyện cũng đã có sự quan tâm, hỗ trợ trong phát triển ý tưởng sản phẩm, kiểm tra, hướng dẫn xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá phân hạng sản phẩm; Tổ chức đối thoại, từng bước tháo gỡ khó khăn cho các cơ sở phát triển sản phẩm.
Công tác quản lý chất lượng sản phẩm ngày càng đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chất lượng qua hệ thống camera giám sát; Thực hiện nghiêm túc việc quản lý, sử dụng tem Ocop Hà Tĩnh đối với các sản phẩm đạt chuẩn.
Trưởng phòng Ocop Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Nguyễn Xuân Tùng: Huyện cần quan tâm, thực hiện tốt việc tư vấn, hỗ trợ các cơ sở tham gia chuyển đổi số. Đồng thời thường xuyên nhắc nhở các cơ sở sử dụng tem Ocop Hà Tĩnh đối với các sản phẩm…
Đoàn kiểm tra của tỉnh cũng lưu ý, thời gian tới huyện tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn, đốc đốc các sản phẩm tham gia chương trình Ocop; Tư vấn, hỗ trợ các cơ sở tham gia chuyển đổi số.
Kiểm tra việc tổ chức thực hiện phát triển sản phẩm theo phương án sản xuất kinh doanh của các sản phẩm tham gia chương trình Ocop trong năm 2021, soát xét, bổ cứu phương án sản xuất kinh doanh thực hiện các nội dung để phát triển sản phẩm, tham gia đánh giá, phân hạng.
Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa cho các cơ sở tham gia chương trình Ocop, kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở, nhất là trong việc thuê đất, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh cho các cơ sở, đáp ứng nhu cầu phát triển của các tổ chức kinh tế…
Chi cục trưởng chi cục kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản tinh HàTĩnh Phan Văn Dũng các cơ sở tham gia chương trình Ocop phải quan tâm, chú trọng tới việc quản lý chất lượng sản phẩm. Nguyên liệu đầu vào phải luôn đảm bảo, rõ nguồn gốc xuất xứ, có như vậy các sản phẩm làm ra mới đảm bảo chất lượng…
Phó chánh văn phòng điều phối xây dựng NTM Nguyễn Hữu Dực: Phương châm của chương trình Ocop là “ Chất lượng làm nên thương hiệu”, vì thế các cơ sở phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từng bước nâng hạng sản phẩm. Thời gian qua huyện Thạch Hà đã làm rất tốt các bước, xây dựng được nhiều sản phẩm Ocop đảm bảo quy trình, quy định, góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn, chuyển từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chuyển dần sang kinh tế tập thể, giải quyết vấn đề việc làm cho nhiều lao động địa phương…
PCT UBND huyện Thạch Hà Nguyễn Văn Sáu tiếp thu các ý kiến góp ý của đoàn kiểm tra, đồng thơi khẳng định huyện Thạch Hà sẽ tiếp tục quan tâm, hỗ trợ các cơ sở tham gia chương trinh Ocop, nâng hạng sản phẩm trong thời gian tới...
Cũng tại cuộc làm việc, đoàn kiểm tra cũng đã chỉ rõ một số nội dung, phần việc để các cơ sở tham gia chương trình Ocop hoàn thiện hơn trong phương thức sản xuất kinh doanh, quản lý chất lượng sản phẩm đảm bảo quy trình, quy định…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã